(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã nhiều thế kỷ trôi qua, nhưng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vẫn vẹn nguyên ý nghĩa và giá trị. Bởi cuộc khởi nghĩa này là một trong những trang chói lọi trên chặng đường tranh đấu không mệt mỏi cho quyền tự quyết dân tộc trong trường kỳ lịch sử.

Khởi nghĩa Bà Triệu: Dấu mốc chói lọi trên chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (Bài 1): Một sự kiện lịch sử hào hùng và bi tráng

Đã nhiều thế kỷ trôi qua, nhưng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vẫn vẹn nguyên ý nghĩa và giá trị. Bởi cuộc khởi nghĩa này là một trong những trang chói lọi trên chặng đường tranh đấu không mệt mỏi cho quyền tự quyết dân tộc trong trường kỳ lịch sử.

Khởi nghĩa Bà Triệu: Dấu mốc chói lọi trên chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (Bài 1): Một sự kiện lịch sử hào hùng và bi tráng

Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu.

Sau khi triều Đông Hán sụp đổ vào năm 220, Trung Quốc hình thành thế cục tam quốc: Ngụy, Thục, Ngô (220-280). Dưới ách thống trị của giặc Ngô, Nhân dân ta bị áp bức vô cùng khắc nghiệt. Cùng với các loại thuế, bọn cai trị còn đòi cống nạp đủ thứ sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngọc lưu ly, đồi mồi, ngà voi... Chế độ bóc lột khiến đời sống Nhân dân ngày càng kiệt quệ, đời sống ngày càng điêu đứng. Cũng chính vì vậy, ở khắp nơi Nhân dân đã quyết tâm đứng lên chống lại ách áp bức của nhà Ngô, mà tiêu biểu trong đó phải kể đến cuộc khởi nghĩa của anh em Triệu Quốc Đạt, Triệu Thị Trinh năm 248 (hay còn gọi là khởi nghĩa Bà Triệu, bởi sau khi khởi nghĩa chưa lâu, Triệu Quốc Đạt qua đời do bạo bệnh, Triệu Thị Trinh được quân sĩ suy tôn lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa).

Khởi nghĩa Bà Triệu: Dấu mốc chói lọi trên chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (Bài 1): Một sự kiện lịch sử hào hùng và bi tráng

Rừng núi Nưa (Triệu Sơn) - nơi Bà Triệu cùng nghĩa quân lập căn cứ, tập hợp lực lượng.

Sau một thời gian chuẩn bị căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo... năm 248, từ vùng núi rừng Ngàn Nưa (thuộc địa phận huyện Triệu Sơn ngày nay), nghĩa quân Bà Triệu tràn xuống tấn công thành Tư Phố, nơi đặt cơ quan đầu não của chính quyền đô hộ và cuộc tấn công đã mau chóng giành thắng lợi, khiến chính quyền đô hộ không kịp trở tay, trở nên hoảng loạn. Sau khi chiếm được Tư Phố, Bà Triệu chia quân thành 2 hướng: Hướng thứ nhất tiến xuống giải phóng các huyện Trạm Ngô (huyện Quảng Xương và một phần huyện Đông Sơn ngày nay), Tòng Nguyên (huyện Nông Cống ngày nay), Thường Lạc (thị xã Nghi Sơn và phía Bắc tỉnh Nghệ An ngày nay). Hướng thứ hai tiến quân ra vùng Bồ Điền hợp quân với ba anh em họ Lý, đánh chiếm các huyện phía Bắc (các huyện Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, thị xã Bỉm Sơn ngày nay). Đồng thời, Bà Triệu cho xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng núi ra cửa biển Thần Phù (cửa biển giáp giữa tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình ngày nay), đề phòng viện binh quân Ngô theo đường biển tấn công xuống từ phía Bắc.

Khởi nghĩa Bà Triệu: Dấu mốc chói lọi trên chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (Bài 1): Một sự kiện lịch sử hào hùng và bi tráng

Khu mộ thờ 3 anh em họ Lý, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc).

Dựa vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền (thuộc vùng đất Triệu Lộc, Hậu Lộc), Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, Nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu.

Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động.

Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu, mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Lục Dận đã dùng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa ở Giao Chỉ.

Khởi nghĩa Bà Triệu: Dấu mốc chói lọi trên chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (Bài 1): Một sự kiện lịch sử hào hùng và bi tráng

Khu mộ Bà Triệu, núi Tùng, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc).

Khi Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây. Sau đó, Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thì quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu, khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan rã.

Ngày 22-2 năm Mậu Thìn 248, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Trong trận quyết chiến cuối cùng, Bà Triệu đã anh dũng hi sinh.

Cuộc khởi nghĩa dù không giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng cho đến hôm nay, sau nhiều thế kỷ đã trôi qua, dấu ấn của khởi nghĩa Bà Triệu cùng hình ảnh vị nữ tướng đã trở thành huyền thoại. Để trang sử vàng của dân tộc có thêm một mốc son chói lọi về tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh quật cường trước thế lực ngoại xâm của các thế hệ con dân đất Việt.

(Bài viết có sử dụng một số thông tin trong cuốn “Lý lịch di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Nhóm PV CT-XH


Nhóm PV CT-XH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]