(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng ngày 20/9, tại Trung tâm Hội nghị 25B, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa đã phối hợp với Hội khoa học Lịch sử và Viện Sử học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Sơn”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Làm rõ hơn về Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Sơn

Sáng ngày 20/9, tại Trung tâm Hội nghị 25B, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa đã phối hợp với Hội khoa học Lịch sử và Viện Sử học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Sơn”.

Quang cảnh hội thảo.

Tham dự hội thảo có đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; các giáo sư, phó giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia sử học đến từ các Viện nghiên cứu, Hội, ngành Trung ương và địa phương; các trường đại học cùng các nhà quản lý, khoa học trên địa bàn tỉnh.

GS.NGND Nguyễn Quang Ngọc - PCT Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam; đồng chí Phạm Duy Phương - Giám độc Sở VH,TT&DL đồng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo khoa học “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Sơn” ngoài ý nghĩa kỷ niệm 633 năm năm sinh, 585 năm năm mất của đức vua Lê Thái Tổ; 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn; 590 năm thành lập vương triều Lê Sơ còn nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ, thảo luận và đi đến thống nhất đánh giá tầm vóc, vị trí, vai trò quan trọng của anh hùng dân tộc Lê Lợi, nhân dân Thanh Hóa và khởi nghĩa Lam Sơn trong tiến trình lịch sử của đất nước ta.

Hội thảo “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Sơn” đã nhận được 45 báo cáo tham luận tâm huyết của các tác giả là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người làm công tác quản lý. Các tham luận tập trung vào ba chủ đề chính: Phân tích, đánh giá vai trò của Thanh Hóa trong giai đoạn đầu khởi nghĩa Lam Sơn (18 tham luận); khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng đất nước. Sự nghiệp của anh hùng dân tộc Lê Lợi (14 tham luận); và Bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử, văn hóa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền, đề nghị: “Cần làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Bàn thêm về thân thế, sự nghiệp một số nhân vật lịch sử tiêu biểu; xác định chính xác một số địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa; khẳng định thêm nữa về vai trò nòng cốt cũng như đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong thời kỳ nghĩa quân Lam Sơn…”.

Trên tinh thần đó, hội thảo đã tập trung làm rõ, sâu sắc hơn vị trí, vai trò, đóng góp của Thanh Hóa trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa Lam Sơn thông qua cách tiếp cận nhiều chiều, dựa trên nguồn tư liệu, nhận thức mới; Tiếp tục khẳng định anh hùng dân tộc Lê Lợi với vai trò của nhà tổ chức tài năng, quân sự kiệt xuất, nhãn quang chính trị sáng suốt, có tư tưởng đoàn kết nhân dân sâu sắc; Làm rõ hơn những đóng góp của các địa phương, dân tộc góp phần vào việc đưa khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc; ngày nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị của những di sản lịch sử, văn hóa gắn với khởi nghĩa Lam Sơn có những thuận lợi, khó khăn cũng như phương án giải quyết. Đặc biệt là việc huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, tháo gỡ bất cập trong mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với kha thác, phát triển du lịch…

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ - Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam nêu rõ: Trong hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ nổ ra từ năm 1407 đến 1414 thì cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng duy trì tương đối dài, địa bàn hoạt động khá rộng nhưng cũng đã thất bại hoàn toàn vào năm 1413, từ đây sứ mệnh lịch sử được giao lại cho Lê Lợi và những người đồng chí. Còn PGS.TS Lâm Bá Nam - Chủ tịch hội Dân tộc học và Nhân tôc Việt Nam lại khẳng định về vai trò của các dân tộc miền núi Thanh Hóa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: “Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất nhân dân rộng rãi, là dấu mốc quan trọng, đỉnh cao của mối đoàn kết dân tộc. Trong toàn bộ cuộc kháng chiến, quá nửa thời gian nghĩa quân hoạt động tại vùng núi Thanh Hóa với vô vàn khó khăn hiểm nghèo. Nhờ sự bảo vệ, nuôi dưỡng, chi viện sức người sức của của nhân dân các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ…ở vùng núi Thanh Hóa, nghĩa quân ngày càng phát triển lớn mạnh”...

Kết thúc hội thảo, đã có 12 trong tổng số 45 tham luận được trình bày trên tinh thần cởi mở, cầu thị. GS.NGND Nguyễn Quang Ngọc chủ trì hội thảo khẳng định: Chiến thắng ngoại xâm và giải phóng dân tộc là hai khái niệm khác nhau. Có phân biệt được điều đó thì ta mới thấy Lê Lợi không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, người đặt nền móng mở ra sự thịnh trị của vương triều Hậu Lê, ông được ví như vị tổ trung hưng thứ hai của dân tộc Việt Nam sau Ngô Quyền. Hội thảo “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Sơn” đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quý báu được nghiên cứu bằng các phương pháp truyền thống và hiện đại, thông tin đa chiều, toàn diện đã và đang thể hiện tính đúng đắn, gần với lịch sử hơn. Những nghiên cứu về khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng được triển khai sâu rộng, tìm kiếm nguồn tư liệu ở nhiều nơi, vùng, miền khác nhau dần mang đến sự thuyết phục công luận. Hội thảo đã có những lý giải vừa tổng thể vừa cụ thể về Lê Lợi và quê hương Thanh Hóa…Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít vấn đề về khởi nghĩa Lam Sơn cần được nghiên cứu kỹ hơn như một số địa danh, nhân vật lịch sử chưa có sự thống nhất. Hay như việc biến di sản của cha ông thành nguồn lực cho sự phát triển cũng cần có những chiến lược cụ thể, rõ ràng hơn…

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]