(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, huyện Như Xuân có 23 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó có 9 đền, nghè, 2 hồ, 9 hang động, 6 thác nước và 1 di tích lịch sử cách mạng. Những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp nhằm khơi dậy và bảo tồn vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Như Xuân bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Theo thống kê, huyện Như Xuân có 23 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó có 9 đền, nghè, 2 hồ, 9 hang động, 6 thác nước và 1 di tích lịch sử cách mạng. Những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp nhằm khơi dậy và bảo tồn vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Như Xuân bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóaPhụ nữ dân tộc Thổ ở Như Xuân trong trang phục truyền thống.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng đã được xếp hạng cấp tỉnh, gồm: Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian (xã Thanh Quân), Di tích lịch sử - văn hóa Đình Thi (xã Yên Lễ); Di tích danh lam thắng cảnh thác Đồng Quan (Hóa Quỳ); Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thác Cổng Trời (xã Xuân Quỳ); Di tích danh lam thắng cảnh Bến En của hai huyện Như Thanh và Như Xuân. Hiện các di tích, danh lam, thắng cảnh này đã được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm đầu tư, tôn tạo đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Cùng với việc duy trì các lễ hội đặc sắc hằng năm, huyện Như Xuân đã có nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, trò chơi, trò diễn truyền thống của đồng bào các dân tộc, như: múa cá sa, khua luống, hát khặp, nhảy sạp, ném còn, kéo co, bắn nỏ của đồng bào dân tộc Thái; hát đốm, hát ru, hát chậm dò ho, múa hát trống chiêng, đi cà kheo... của đồng bào dân tộc Thổ; hát Xường, bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn của đồng bào dân tộc Mường.

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao cũng được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều loại hình văn hóa và các câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được thành lập và hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Hiện nay, ở hầu hết các thôn, bản trên địa bàn đều xây dựng quy ước, hương ước về thực hiện nếp sống văn hóa. Việc hiếu, hỷ được Nhân dân trong huyện tổ chức theo nếp sống văn hóa mới, đơn giản, tiết kiệm... Nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, hằng năm, UBND huyện đã quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo, tu bổ các di tích; đẩy mạnh việc khôi phục và gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, đặc biệt là ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi có số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Nhận thức tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện Như Xuân đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị có liên quan, địa phương tổ chức sưu tầm và vận động Nhân dân cùng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; tập trung sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian; phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức lễ hội; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác...

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]