(vhds.baothanhhoa.vn) - Tập sách là dấu ấn và thành tựu của Đảng bộ, song, thông qua việc phản ánh những dấu ấn, những thành tựu cụ thể, cuốn sách đã làm rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân các dân tộc Thanh Hóa qua các thời kỳ cách mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một công trình hướng về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Tập sách là dấu ấn và thành tựu của Đảng bộ, song, thông qua việc phản ánh những dấu ấn, những thành tựu cụ thể, cuốn sách đã làm rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân các dân tộc Thanh Hóa qua các thời kỳ cách mạng.

Tự hào với truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước, cách mạng lâu đời của quê hương, mặc dầu là một tổ chức nghề nghiệp, nhưng Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa đã quy tụ được đông đảo đội ngũ các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa trong tỉnh, với 14 hội và chi hội trực thuộc, 226 hội viên (trong đó có 5 PGS.TS, 27 TS, 46 ThS và 148 ĐH).

Kể từ sau Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 - 2022 (tháng 11/2017), với chức năng, nhiệm vụ, tiềm năng và lợi thế của mình, Hội KHLS Thanh Hóa luôn bám sát các sự kiện lịch sử trọng đại của quê hương, đất nước, thực hiện thành công các chương trình nghiên cứu lớn, có ý nghĩa khoa học, và thực tiễn, góp phần tích cực tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, về vùng đất và người xứ Thanh, thiết thực phục vụ các nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh. Mới đây nhất, Hội đã vinh dự được Thường trực Tỉnh ủy giao nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu và biên soạn cuốn sách 90 năm Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2020) - Những dấu ấn và thành tựu nổi bật. Cuốn sách nhằm chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Với độ dày hơn 700 trang khổ 16x24, ngoài lời giới thiệu, mở đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của cuốn sách được chia thành 8 chương, bám theo diễn trình lịch sử của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đã trình bày, làm rõ những dấu ấn và thành tựu nổi bật nhất của Đảng bộ tỉnh từ ngày thành lập đến năm 2020, trải qua các thời kỳ: Cách mạng dân tộc dân chủ (1930 - 1945); Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1954 - 1965); Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1965 - 1975); Khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh (1975 - 1985); Bước đầu thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 - 1996); Thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996 - 2020).

Bố cục nêu trên vừa theo phương pháp phân kỳ lịch sử, vừa theo phương pháp “cửa sổ”, cho phép thể hiện được các mục tiêu, nội dung mà cuốn sách đề ra.

Mỗi dấu ấn, thành tựu được nghiên cứu, biên soạn, thể hiện như những câu chuyện lịch sử tiêu biểu, nổi bật, kế tiếp nhau, có mối quan hệ đồng đại với nhau. Tuy không thể hiện như một công trình thông sử, không phản ánh nhiều về bối cảnh, bài học kinh nghiệm của các thời kỳ..., song, qua nội dung cuốn sách, bức tranh toàn cảnh về lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa trên các phương diện xây dựng, hoạt động lãnh đạo cách mạng, được tái hiện thông qua những dấu ấn, những thành tựu, tức là những ưu điểm, thành công nổi bật trong lãnh đạo của Đảng bộ, được thể hiện rõ nét.

Tiêu đề tập sách là dấu ấn và thành tựu của Đảng bộ, song, thông qua việc phản ánh những dấu ấn, những thành tựu cụ thể, cuốn sách đã làm rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân các dân tộc Thanh Hóa qua các thời kỳ cách mạng. Chính vì kiên trung theo Đảng, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa đã làm nên những kỳ tích trong xây dựng, bảo vệ, phát triển quê hương, đất nước.

Để hoàn thành biên soạn tập sách, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của sử học trong việc tập hợp, hệ thống, phân tích tư liệu, với phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu, các tác giả, gồm những nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa có uy tín của Hội KHLS Thanh Hóa đã dày công khảo cứu, khai thác triệt để hàng ngàn trang tài liệu, từ tài liệu thành văn, đến các di tích, di vật lịch sử, cách mạng, lời kể, hồi ký của các chiến sỹ cộng sản, các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; vận dụng, quán triệt các quan điểm phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu sử học Mác xít và tư tưởng Hồ Chí Minh, lựa chọn, trình bày, đánh giá các dấu ấn, thành tựu nổi bật của Đảng bộ một cách khách quan, khoa học.

Với việc phát hành gần 3.000 bản, tập sách góp phần tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh, hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong 90 năm qua; góp phần giáo dục, nâng cao niềm tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, tin tưởng vào sự nghiệp Đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam; phấn đấu đưa Thanh Hóa ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Từ góc nhìn dấu ấn và thành tựu nổi bật, cuốn sách còn là một tài liệu để tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, giúp độc giả trong và ngoài tỉnh hiểu đúng và đầy đủ hơn về vùng đất và con người Thanh Hóa, về những đóng góp của Thanh Hóa đối với đất nước. Tập sách còn là một tài liệu quý để các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và học sinh, sinh viên trong các nhà trường, nghiên cứu, giảng dạy, tìm hiểu lịch sử Đảng bộ, lịch sử Thanh Hóa.

Trong Lời giới thiệu tập sách, TS. Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những cố gắng của Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa: “Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu, có chất lượng khoa học cao. Trên hết, đây còn là tâm huyết, tình cảm, trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa với sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ, với mong muốn góp phần tuyên truyền, quảng bá rộng rãi, để mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh hiểu biết sâu sắc hơn truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh trong 90 năm qua; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng bộ là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của tỉnh; giáo dục, nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quyết tâm xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn”.

TS. Nguyễn Thị Thu Hà


TS. Nguyễn Thị Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]