(vhds.baothanhhoa.vn) - Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1998, những đình Hội Hiền, xã Tây Hồ (Thọ Xuân) đang hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1998, những đình Hội Hiền, xã Tây Hồ (Thọ Xuân) đang hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Đình làng Hội Hiền là một trong 7 ngôi đình của huyện Thọ Xuân, một di tích lịch sử văn hóa xây dựng đầu thời Hậu Lê. Trước đây đình lợp bằng lá kè, đến nămTự Đức (1867) được trùng tu lại.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Một góc đình Hội Hiền ngày nay

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Đình xây dựng theo kết cấu 5 gian, 1 hậu cung, thiết kế theo kiểu “chồng rường, kẻ bảy”, cột gỗ mít có đường kinh từ 50 - 60cm, hệ thống xà, bẩy chạm khắc hoa văn rồng, phượng, chim, hoa cỏ… tinh xảo. Tại mỗi đầu các con rường chạm trổ hoa văn hình lá cúc.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Đình không chỉ là nơi thờ cúng mà còn mang đậm tính mỹ thuật. Nội dung những bức chạm khắc phản ánh cuộc sống quần tụ, đời sống vui tươi, đường nét hoa văn khoáng đạt, nói lên óc thẩm mỹ của của các nghệ nhân mộc thời xưa.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Hậu cung của đình thờ cụ Đinh Thời Dĩnh, quê ở Lộ Nam Sơn, là người lập làng. Cụ là một nhà sư phá giới nghe theo tiếng gọi của vua Trần trở thành một quân nhân tham gia đánh giặc Chiêm Thành cứu nước.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Sau khi thắng giặc Chiêm Thành ở phía Nam, trên đường về kinh thành, đi qua đất Ái Châu, cụ cùng ba quân nhân nhà Trần dừng chân vùng đất Tây Hồ, thấy đất đai màu mỡ, lại có một dòng kênh lớn chảy qua, họ cùng nhau khai hoang, lập ấp, đặt tên là làng Biên. Cụ là người có đức, có tài, giỏi kinh phật, biết chữ Hán, làm thuốc chữa bệnh, giỏi việc nông, Nhân dân trong làng thường gọi cụ là “Phụ Hương Chung”. Sau khi cụ mất, dân làng suy tôn cụ làm Thành hoàng làng, sau này được triều đình nhà Lê phong sắc “Cao sơn thượng đẳng thần”.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình là nơi hội họp và luyện tập của du kích và cán bộ hoạt động cách mạng, hòa bình lập lại được bộ đội sư đoàn 330 dùng làm nơi bảo quản vũ khí.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Trải qua thời gian một số hạng mục của đình xuống cấp nghiêm trọng.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Cột trụ bị mục, xuất hiện nhiều vết nứt.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhiều cấu kiện gỗ mục rỗng nếu không kịp thời chống đỡ nguy cơ đổ sập rất cao.

Một di tích lịch sử, văn hóa đang xuống cấp nghiêm trọng

Hệ thống mái ngói dột nát, mùa mưa nước chảy lênh láng trong đình.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]