(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 25/3, tại xã Yên Ninh, UBND huyện Yên Định phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức Lễ đón nhận Chứng nhận lễ hội Trò Chiềng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân lên cơ hội bảo tồn và phát huy giá trị Trò Chiềng

Sáng 25/3, tại xã Yên Ninh, UBND huyện Yên Định phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức Lễ đón nhận Chứng nhận lễ hội Trò Chiềng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VH,TT&DL; các đồng chí Tỉnh ủy viên: Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Bá Oai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các nghệ nhân Trò Chiềng và đông đảo nhân dân trong huyện.

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền trao Chứng nhận Trò Chiềng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho lãnh đạo huyện Yên Định và xã Yên Ninh.

Theo truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, Trò Chiềng được sáng lập dưới triều Lý. Đây là trò diễn mô phỏng các trận đánh của đội tượng binh bằng tre nứa do Tam công Trịnh Quốc Bảo chế tạo đánh tan đội tượng binh thật của đội quân Chiêm Thành.

Trò Chiềng bắt đầu từ trò voi trận - chọi voi và được nâng dần lên thành lễ hội gồm 12 trò diễn, trong đó có 4 phần rước: Rước cỗ vàng, rước cỗ gà, rước Thành hoàng và rước phụng hoàn.

Ban đầu lễ hội Trò chiềng được dành để biểu diễn cho vua Lý và các đại thần trong dịp lễ hội đầu xuân. Về sau Trịnh Quốc Bảo đã tổ chức cho con cháu ở quê nhà Trịnh xá diễn lại các trận đánh xưa, đồng thời tiếp thu thêm các trò diễn từ đất Thăng Long về truyền lại cho dân làng. Từ đó, lễ hội Trò Chiềng lại được tổ chức hàng năm trong ngày hội làng với nhiều trò diễn phong phú và sinh động.

Theo quy định của làng, Trò Chiềng được chia thành: Đại trò, trung trò và tiểu trò. Năm nào được mùa, dân no đủ thì tổ chức đại trò (diễn cả 12 trò); còn năm nào mùa màng giảm thì làm trung trò (từ 5 đến 6 trò); năm nào mất mùa, thiên tai địch họa thì làm tiểu trò.

Với những giá trị đặc sắc, độc đáo, ngày 20/6/2017, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL đã ký Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL công nhận lễ hội Trò Chiềng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền đã trao Chứng nhận Trò Chiềng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tặng hoa cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Ninh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền khẳng định: Trò Chiềng trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia là sự kiện có ý nghĩa quan trọng và là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc huyện Yên Định, và nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Điều đó cũng đồng thời đặt ra trách nhiệm lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản quý báu trong đời sống cộng đồng.

Đồng chí đặc biệt lưu ý chính quyền huyện, xã và bà con nhân dân cần tiếp tục phát huy, bảo tồn những giá trị di sản quý giá của cha ông để lại; chú trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử, tăng cường những biện pháp tích cực để quản lý, bảo vệ, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tốt công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa di sản đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân; Sở VHTT&DL phối hợp, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp tục gìn giữ, phát huy tốt nhất giá trị di sản văn hóa cáp quốc gia Trò Chiềng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu khai thác để bảo tồn, phát huy những giá trị những trò chơi, trò diễn dân gian khác trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ đón nhận Trò Chiềng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia diễn ra trong không khí phấn khởi, với sự tái hiện sinh động và hấp dẫn 8 tích trò. Qua đó, người xem có được cái nhìn đầy đủ hơn về sự độc đáo và đặc sắc của di sản này, cũng như giá trị của nó trong đời sống cộng đồng hiện nay.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]