(vhds.baothanhhoa.vn) - Xác định tầm quan trọng của các di tích lịch sử văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong xây dựng đời sống văn hóa nói riêng, những năm qua huyện Nông Cống đã có nhiều giải pháp đầu tư bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Nông Cống giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Xác định tầm quan trọng của các di tích lịch sử văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong xây dựng đời sống văn hóa nói riêng, những năm qua huyện Nông Cống đã có nhiều giải pháp đầu tư bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Nông Cống giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Đền thờ bà Chiêu từ phu nhân (xã Trung Chính) được đầu tư xây dựng khang trang

Đến nay trên địa bàn toàn huyện có 78 di tích, trong đó có 24 di tích đã được xếp hạng. Có 8 di tích được quy hoạch, trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp gồm: Đền Bà Triệu làng Đông Yên (xã Trung Thành); Đình và bia ký làng Bi Kiều (xã Trung Chính); Di tích lịch sử văn hóa Đền Tam Giang (xã Tế Tân); Chùa Khánh Hưng (xã Tân Thọ); Đền thờ Ngô Xuân Quỳnh, Đền thờ Vũ Uy (xã Tân Phúc); Đền thờ 3 đời tiến sỹ (xã Hoàng Giang) và Đài kỷ niệm nơi thành lập Đảng bộ lần 2.

Thời gian qua công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý di tích cũng được nâng cao. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tham mưu cho UBND huyện thành lập tổ liên ngành tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, thống kê lại tài sản thuộc các di tích; thực hiện trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đúng quy định. Các Ban quản lý di tích thường xuyên được kiện toàn, chọn được những người tham gia tâm huyết, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, thông qua nhiều nguồn lực khác nhau nhiều di tích trong huyện đã được trùng tu, tôn tạo khang trang đúng quy định.

Nông Cống giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Đình thờ Tam Quốc Công (xã Trung Chính) là điểm đến tâm linh của người dân địa phương.

Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo cơ bản khắc phục được tình trạng xuống cấp, bảo đảm an toàn lâu dài cho công trình và đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân. Nhiều di tích sau khi được tu bổ đã trở thành những thiết chế văn hóa quan trọng của tỉnh và địa phương, là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh.

Giai đoạn 2021-2025 huyện đang phấn đấu sẽ quy hoạch đề nghị nâng cấp xếp hạng 2 di tích từ cấp tỉnh lên cấp Quốc gia và 2 di tích cấp tỉnh. Để làm được điều đó huyện xác định phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa bảo vệ, đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích; chú trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm bảo vệ, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]