(vhds.baothanhhoa.vn) - Quần thể di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là minh chứng sống động về một thời kỳ phát triển huy hoàng của lịch sử dân tộc. Không chỉ giàu có về giá trị vật thể, Lam Kinh còn phong phú các giá trị văn hóa phi vật thể, hấp dẫn khách du lịch như Lễ hội Lam Kinh và các trò diễn dân gian đặc sắc.

Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 2): Định hướng trở thành trọng điểm của du lịch Thanh Hóa

Quần thể di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là minh chứng sống động về một thời kỳ phát triển huy hoàng của lịch sử dân tộc. Không chỉ giàu có về giá trị vật thể, Lam Kinh còn phong phú các giá trị văn hóa phi vật thể, hấp dẫn khách du lịch như Lễ hội Lam Kinh và các trò diễn dân gian đặc sắc.

Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 2): Định hướng trở thành trọng điểm của du lịch Thanh Hóa

Chất lượng phục vụ và công tác hướng dẫn, thuyết minh tại khu di tích lịch sử Lam Kinh ngày càng được du khách đánh giá cao.

Năm 1962, Lam Kinh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Đến ngày 27-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng Lam Kinh là di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.

Nhận thức được giá trị cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của khu di tích lịch sử Lam Kịnh đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng, Lam Kinh được xây dựng trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm trong quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Đặc biệt, được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và cộng đồng dân cư, khu di tích lịch sử Lam Kinh đã được khôi phục, bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị vốn có.

Trong đó, dự án trùng tu tôn tạo lớn nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1994, với mục tiêu khôi phục, bảo tồn khu di tích lịch sử Lam Kinh thành một quần thể di tích lịch sử, văn hóa và khu tưởng niệm gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của quốc gia. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và sự hợp tác tích cực của các nhà khoa học, công cuộc nghiên cứu, tôn tạo và phục hồi diện mạo di tích này được tiến hành liên tục. Cho đến nay, hàng chục hạng mục công trình gồm các lăng mộ, nhà bia, Chính điện và các tòa Thái miếu, Nghi môn, sân Rồng, thềm Rồng, cầu Bạch, đền thờ Lê Lai và một số hạng mục như hồ Như Áng, giếng cổ, sông Ngọc, cảnh quan thiên nhiên… đã được tu bổ, tôn tạo và bảo vệ, với kinh phí lên đến hơn 400 tỷ đồng được huy động từ ngân sách và các nguồn xã hội.

Điển hình phải kể đến công trình Chính điện Lam Kinh, được khởi công tu bổ, tôn tạo năm 2010. Công trình nằm trên diện tích hơn 1.600 m2, là một trong những công trình quan trọng, bề thế ở khu trung tâm di tích Lam Kinh. Chính điện hình chữ Công, gồm Tiền điện - Quang Đức (với ý nghĩa là tài cao, đức độ của Vua Lê Thái Tổ sẽ muôn đời tỏa sáng); Trung điện - Sùng Hiếu (tôn sùng đạo hiếu) và Hậu điện - Diên Khánh (vun đúc sự tốt lành của vương triều nhà Lê). Công trình có kết cấu khung gỗ lim 6 hàng cột, vì chồng rường, giá chiêng; trang trí hoa văn trên bề mặt cấu kiện gỗ hình rồng, các linh vật và hoa lá thời Lê chạm nổi, chạm bong, một số lớp có độ sâu dao động từ 10 cm - 20 cm. Chính điện Lam Kinh sau khi phục dựng, tu bổ đã tạo nên tầm vóc và sự thay đổi toàn diện cho khu di tích lịch sử Lam Kinh nói riêng và hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 2): Định hướng trở thành trọng điểm của du lịch Thanh Hóa

Vẻ đẹp cổ kính của Lam Kinh tạo nên sức hút với du khách.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông đến khu di tích cũng được triển khai đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận và tham quan di tích. Nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật của di tích được quan tâm, đầu tư như: xây dựng phòng và hệ thống trưng bày hiện vật, giới thiệu di tích; xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; hệ thống điện, thông tin liên lạc, biển báo; nhà đón tiếp; trang thiết bị phục vụ công tác thuyết minh… Cùng với đó, nhiều dịch vụ bổ trợ cung cấp cho khách du lịch đã được các cấp, ngành định hướng và hỗ trợ cho người dân trong công tác đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch khi đến với Lam Kinh như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, quà lưu niệm, thuyết minh, hướng dẫn…

Đặc biệt, kể từ khi du lịch mở cửa trở lại, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi nhiều dịch vụ trải nghiệm mới đã và đang được ứng dụng tại đây. Trong đó phải kể đến việc ra mắt sản phẩm du lịch thông minh và đón khách tham quan Chính điện Lam Kinh, góp phần tăng thêm sức hấp dẫn cho Lam Kinh, đây còn được xem là “cú hích” quan trọng để sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh của Thanh Hóa có được vị trí xứng đáng và ngày càng thu hút khách du lịch.

Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 2): Định hướng trở thành trọng điểm của du lịch Thanh Hóa

Du khách tham quan tại Khu di tích Lịch sử Lam Kinh.

Việc ưu tiên huy động các nguồn lực đầu tư đã đem đến cho khu di tích lịch sử Lam Kinh một diện mạo mới uy nghi, cổ kính với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, sạch đẹp; sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ; sự hấp dẫn, truyền cảm trong công tác thuyết minh… Nhờ đó, khách du lịch trong nước và quốc tế đến với khu di tích lịch sử Lam Kinh ngày càng đông. Theo báo cáo của Ban quản lý di tích Lam Kinh, 8 tháng năm 2022, khi di tích đón 227 nghìn lượt khách và dự kiến đón khoảng 420 nghìn lượt khách trong năm 2022 (trong đó có khoảng 2.000 khách quốc tế).

Theo định hướng phát triển Lam Kinh trở thành điểm đến văn hóa, lịch sử, tâm linh hấp dẫn và trọng điểm du lịch của tỉnh, một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được đề ra như: quy hoạch tổ chức không gian du lịch tại khu di tích lịch sử Lam Kinh phù hợp với Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, các quy định pháp lý được quy định tại Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên quan; phát triển đa dạng các dịch vụ du lịch bổ trợ ở vùng đệm, khai thác có hiệu quả các sản phẩm đặc trưng của địa phương từ sản phẩm nghề truyền thống đến các sản phẩm nông sản phục vụ du lịch; kết hợp khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của vùng đất Lam Sơn; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá; quản lý “sức chứa” phù hợp với khả năng chịu tải của tài nguyên thiên nhiên và môi trường du lịch tại khu di tích; xây dựng phương án sử dụng hiệu quả kinh phí từ du lịch mang lại cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo…

Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho Nhân dân địa phương hiểu rõ về giá trị và sự hấp dẫn của di sản; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, khuyến khích người dân trở thành chủ nhân thực sự, đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh.

Hoài Anh

Tin liên quan:
  • Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 2): Định hướng trở thành trọng điểm của du lịch Thanh Hóa
    Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 1): Điểm đến ...

    Vẻ đẹp Lam Kinh là sự cổ kính, tôn nghiêm và linh thiêng của đền đài, lăng tẩm đắm mình trong không gian ngập tràn nắng gió và sắc xanh mơn man của rừng. Vẻ đẹp Lam Kinh ví như nốt trầm trong bản hòa ca của tạo hóa, để khi hòa mình vào đó con người dễ tìm được cảm giác yên bình và thanh thản như đã thoát ly khỏi cái thế giới ồn ào bên ngoài.


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]