(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thiên nhiên vùng Nam Thanh Bắc Nghệ, phong phú giàu có về tài nguyên khoáng sản và trầm tích văn hóa. Những năm gần đây khi “Chàng khổng lồ Nghi Sơn” bừng thức với sự ra đời của Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Xi măng Công Thanh, đặc biệt KKT Nghi Sơn được phê duyệt và đi vào đầu tư xây dựng, càng như phát lộ và khẳng định sự giàu có mang sức hút mạnh mẽ của nơi đây với các nhà kinh tế, các nhà đầu tư, các nhà văn hóa. Khu quần thể chùa Am Các cũng nằm trong mối quan tâm ấy. Vấn đề đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào vì một Am Các sống động, hấp dẫn bền vững và xứng tầm như vốn có.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quần thể chùa Am Các và những vấn đề đặt ra

(VH&ĐS) Thiên nhiên vùng Nam Thanh Bắc Nghệ, phong phú giàu có về tài nguyên khoáng sản và trầm tích văn hóa. Những năm gần đây khi “Chàng khổng lồ Nghi Sơn” bừng thức với sự ra đời của Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Xi măng Công Thanh, đặc biệt KKT Nghi Sơn được phê duyệt và đi vào đầu tư xây dựng, càng như phát lộ và khẳng định sự giàu có mang sức hút mạnh mẽ của nơi đây với các nhà kinh tế, các nhà đầu tư, các nhà văn hóa. Khu quần thể chùa Am Các cũng nằm trong mối quan tâm ấy. Vấn đề đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào vì một Am Các sống động, hấp dẫn bền vững và xứng tầm như vốn có.

Am Các huyền thoại

Dãy núi Các trùng điệp nhấp nhô ở về phía Tây Bắc huyện Tĩnh Gia thuộc các xã Định Hải và Các Sơn, đỉnh cao nhất có chiều cao gần 1.000 m so với mặt nước biển, xưa nay ít người biết đến sự từng tồn tại của quần thể kiến trúc Phật giáo, chỉ có những công nhân làm nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tĩnh Gia, kiểm tra, chăm sóc rừng thông và quản lý rừng phòng hộ và số ít cư dân địa phương biết và thi thoảng lui tới. Những năm gần đây nhờ sự giúp đỡ dẫn đường của cư dân địa phương và bằng tâm sức của các nhà sư: Thích Nguyên Đại, Lê Đức Hải, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Bảo và các cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thanh Hóa quần thể Am Các mới được nhiều người biết đến, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

Chùa Hạ trong quần thể chùa Am Các.

Theo hiểu biết từ điền dã và thư tịch cổ: Đại Nam Nhất thống chí của Quốc sử quán, sách Vân Đài loại ngữ của nhà bác học Lê Quý Đôn và dấu tích thời gian từ những hiện vật còn lại đang được lưu giữ tại chùa Hạ và các chùa trên Am Các bước đầu cho biết: Am Các là quần thể Phật giáo kiến trúc có hệ thống chuẩn mực gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, qui mô mang tính điển hình chứ không thiên về độ to lớn, hoành tráng. Các hiện vật tuy không toàn vẹn, hiện bảo tồn ở chùa Hạ gồm: Chóp và trán bia, đế bia, tượng đá, bệ tượng hình đài sen, nhất là chân tảng và nền móng có tiếngnói thuyết phục về lối kiến trúc, vị trí tọa lạc ưu thế, ưu việt của chùa. Đặc biệt, theo truyền ngôn Am Các là nơi mà Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 9011) vị tăng thống thời Đinh thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông là người tham gia tạo dựng và tu thiền. Ông xuất hiện với tầm vóc là nhà trí thức uyên thâm, tinh thông cả Nho, Phật, Lão, một nhà văn hóa tài năng đã đem trí tuệ tài năng đóng góp có hiệu quả công cuộc bảo vệ nền độc lập buổi đầu của hai triều đại đầu tiên của lịch sử dân tộc là triều Đinh - Tiền Lê. Tầm vóc và uy tín của vị Sư thống này có sức qui tụ và lan tỏa để Am Các thực sự trở thành một trong những trung tâm Phật giáo từ thời kỳ này. Đây là thời kỳ Phật giáo mở rộng, thâm nhập và ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng và được Nhà Lý xem như là quốc đạo, giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và văn hóa. Các chùa Đót Tiên xã Hải Thanh và chùa Phúc Long xã Hải Ninh cùngsự có mặt của Phật - Pháp - Tăng ở xứ Thanh và sự ảnh hưởng trong đời sống, hoạt động văn hóa, tín ngưỡng cư dân nơi đây góp tiếng nói minh chứng điều suy định này.

Chùa Thượng và chuông đồng ở Am Các.

Am Các còn được phủ dày bởi huyền thoại và những câu chuyện kỳ bí về khu rừng đêm đêm vọng tiếng mõ phát ra từ mõ tiên bằng đá to bậc nhất nước Nam, tiếng cầu kinh đều đặn vi vu cùng rừng thông già, những núi đá có hình long chầu, hổ phục, giếng tiên ở độ cao mà quanh năm nước không bao giờ cạn, những rừng sim già hoa tím biếc đưa hương, những rừng trúc phất phơ trước gió và những khối đá muôn hình vạn trạng. Tất cả đều toát lên vẻ vừa thâm u, huyền ảo vừa hoành tráng lung linh, giục giã mời gọi sự ham hiểu biết ưa lịch lãm của mọi người.

Thực tế đặt ra và những kiến nghị đề xuất

Những năm gần đây Am Các đã được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và đầu tư. Chùa Hạ, chùa Thượng, phủ Mẫu đã được xây dựng. Đặc biệt con đường bê tông lên chùa đã được các nhà hảo tâm đầu tư với khối lượng kinh phí hàng tỷ đồng, giúp cho việc tham quan, hành lễ có phần thuận tiện. Song nhìn chung các công trình xây dựng này còn mang tính tự phát, qui mô tính chất phụ thuộc rất nhiều vào kinh phí của các nhà hảo tâm, thiếu tính nhất quán, qui mô nhỏ bé, đơn giản. Việc thờ phụng tế lễ cũng còn nhiều việc phải bàn. Chưa xứng tầm với vị trí mang tầm chiến lược của khu vực này trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

Vấn đề đặt ra là cần có sự vào cuộc của các đơn vị có chức năng có thẩm quyền của tỉnh và phải bắt đầu từ nhận thức về vị trí tầm vóc vai trò của Am Các trong xu thế phát triển hiện nay của Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn và đặc biệt là nằm trong 3 trọng điểm phát triển du lịch theo Quy hoạch và Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Nhiều vấn đề đang đặt ra bức thiết như việc nghiên cứu tìm hiểu và truyền thông quảng bá giá trị lịch sử văn hóa của di tích, việc khoanh vùng bảo vệ, việc lập qui hoạch tổng thể và chi tiết cho quần thể Phật giáo Am Các; việc huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư.

Trước nhất là việc quản lý, gìn giữ hệ sinh thái của rừng thông, rừng tự nhiên, nguồn nước, nhất là nguồn nước cung cấp và lưu trữ của hồ Hao Hao và những đặc điểm, cảnh quan tự nhiên vốn có như các khối đá muôn hình vạn trạng kỳ thú ở đây, rừng thông già và các thảm thực vật tự nhiên. Nhất thiết phải bảo tồn vốn cổ, hiện vật quí giá còn lại tại đây, nhất là việc giữ cho được cảnh quan tự nhiên, tránh sự can thiệp thô bạo và sự đầu tư xây dựng thiếu qui hoạch.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà văn hóa cùng chúng tôi đi tìm hiểu nơi đây cùng chung ý thúc giục việc cần kíp sự vào cuộc có trách nhiệm của nhà chức trách và bước đầu đưa ra nhiều ý tưởng văn hóa để xây dựng nơi đây thành trung tâm du lịch đa dạng loại hình của Thanh Hóa: Như du lịch tâm linh khi về Am Các linh thiêng, du lịch sinh thái tham quan rừng tự nhiên và sự phong phú đa dạng sinh học của khu vực này với đầy đủ các yếu tố, núi, rừng, hồ nước; du lịch mạo hiểm lướt ván, đi thủy cơ trên hồ Hao Hao. Du lịch nghỉ dưỡng bởi nơi đây có nhiệt độ mát mẻ chênh so với khu vực chừng vài độ. Nơi đây cũng có thể trở lại là một trung tâm thiền học với những con đường hành thiện lạc sinh tươi đẹp. Những khối đá lớn nằm suốt dọc đường đi có thể trở thành trung tâm truyền bá hoằng dương Phật Pháp và lưu giữ những bài thơ thiền tuyệt mỹ.

Tất cả đều chờ đợi vào chủ trương trúng, đúng, chờ đợi vào bước đi, phương pháp cách làm khoa học và quyết tâm của chúng ta. Đó cũng chính là ước vọng của cộng đồng cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Nguyễn Hữu Ngôn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]