(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Tối ngày 22/4/2017 thị xã Sầm Sơn sẽ tổ chức lễ kỉ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn. Nhân dịp này, Báo VH&ĐS đã có cuộc trao đổi với đồng chí Mai Xuân Liêm - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Sầm Sơn về quá trình phát triển KT-XH nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng của TX Sầm Sơn trong 110 năm qua và những định hướng, giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực du lịch trong thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sầm Sơn xưa và nay (Kỳ cuối): Sầm Sơn sẵn sàng vươn tới thành phố du lịch biển trọng điểm của cả nước

(VH&ĐS) Tối ngày 22/4/2017 thị xã Sầm Sơn sẽ tổ chức lễ kỉ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn. Nhân dịp này, Báo VH&ĐS đã có cuộc trao đổi với đồng chí Mai Xuân Liêm - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Sầm Sơn về quá trình phát triển KT-XH nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng của TX Sầm Sơn trong 110 năm qua và những định hướng, giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực du lịch trong thời gian tới.

- PV: Xin đồng chí khái quát quá trình phát triển KT-XH nói chung, đặc biệt lĩnh vực du lịch nói riêng của TX Sầm Sơn trong 110 năm qua?

Sầm Sơn là địa bàn ven biển, cảnh sắc như một bức tranh thiên nhiên hài hòa, giàu tiềm năng lợi thế, vì vậy ngay từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã chọn nơi đây để xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe; năm 1907, người Pháp đã cho xây dựng các nhà nghỉ, biệt thự chủ yếu để các quan chức người Pháp, quan lại triều Nguyễn và giới thượng lưu, quý tộc về tham quan, tắm biển và nghỉ dưỡng. Đây chính là thời điểm khởi đầu hình thành và phát triển du lịch Sầm Sơn.

Năm 1960, trong lần thứ 3 Bác Hồ về thăm Thanh Hóa, Bác đã đến thăm Sầm Sơn, nhận thấy những tiềm năng, lợi thế của địa phương, Bác đã dạy: “...Sầm Sơn phải tận dụng lợi thế của mình để phát triển du lịch mà thu lấy tiền...”. Ngày 18/12/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 157 thành lập thị xã du lịch nghỉ mát Sầm Sơn.

Với lịch sử phát triển 110 năm du lịch, 35 năm thành lập thị xã, Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đã không ngừng nỗ lực trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế xây dựng và phát triển thị xã ngày càng văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương, của tỉnh, Sầm Sơn đã triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển hạ tầng KT-XH có quy mô lớn. Nhiều tuyến đường, công trình lớn được tỉnh đầu tư như: Mở mới 2 tuyến Đại lộ Nam Sông Mã, đường Voi - Sầm Sơn nối Quốc lộ 1A với TX Sầm Sơn; các tuyến đường trục chính của thị xã như: đường Trần Hưng Đạo, đường Bà Triệu, đường Hồ Xuân Hương, các công viên, khuôn viên ước tính kinh phí trên 1.200 tỷ đồng. Cơ sở vật chất du lịch cũng được các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư. Nhiều khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi mới đi vào hoạt động, đặc biệt là Khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Samson Golf Links của Tập đoàn FLC với hệ thống sân Golf và khách sạn 5 sao, làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu du khách; không gian du lịch thị xã được mở rộng gấp 2 đến 3 lần; chất lượng dịch vụ du lịch có chuyển biến rõ rệt. Vì vậy, Sầm Sơn đã trở thành một điểm đến hấp dẫn.

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng TX Sầm Sơn thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Thanh Hóa, ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 935 về việc điều chỉnh địa giới huyện Quảng Xương, để mở rộng địa giới hành chính TX Sầm Sơn, theo đó 6 xã của huyện Quảng Xương gồm: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng và Quảng Đại được chuyển giao về TX Sầm Sơn quản lý. Do vậy, diện tích tự nhiên của TX tăng lên gần 44,0 km2, dân số vào khoảng 105.000 người; gồm 11 xã, phường. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi, quan trọng để Sầm Sơn tiếp tục được các cấp quan tâm, tạo điều kiện, đầu tư để bứt phá, phát triển.

- PV: Lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, là cột mốc mới để tạo đà cho Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm của cả nước. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm, đặc biệt hướng tới một Sầm Sơn văn minh, hiện đại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TX Sầm Sơn đã và đang thực hiện những giải pháp, định hướng cụ thể nào, thưa đồng chí?

Việc tổ chức kỷ niệm 110 năm du lịch có ý nghĩa quan trọng, nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của TX Sầm Sơn, những chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dịch vụ du lịch tại TX Sầm Sơn trong những năm qua, khẳng định Sầm Sơn đã sẵn sàng để xây dựng, phát triển trở thành thành phố du lịch biển trọng điểm của cả nước. Đây cũng là dịp để tỉnh Thanh Hóa giới thiệu về nét đẹp của vùng đất và con người xứ Thanh, các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh tới bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

Với tính chất, tầm quan trọng của sự kiện, Lễ hội 110 năm du lịch Sầm Sơn sẽ được tổ chức quy mô cấp tỉnh. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 59 ngày 16/3/2017 về việc Tổ chức các hoạt động tuyên truyền Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa 2017 gắn với kỷ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn. Thực hiện chủ trương của tỉnh, đến nay TX Sầm Sơn đã cơ bản hoàn thành những phần việc được phân công, đặc biệt công tác chỉnh trang đô thị đã tập trung chủ yếu vào hệ thống đèn chiếu sáng, đèn led trên các tuyến đường nội thị; Hoàn thiện các phương án quản lý du lịch năm 2017 để tiến hành sắp xếp trật tự kinh doanh đảm bảo mỹ quan đô thị.

Riêng với mục tiêu hướng tới một Sầm Sơn văn minh, hiện đại, là trọng điểm của du lịch cả nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TX lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn sẽ tập trung thực hiện những giải pháp, đó là: Tập trung phát triển mạnh mẽ dịch vụ, du lịch, đến năm 2020 thu hút khoảng 5 triệu lượt khách, tỷ lệ tăng bình quân 8,5%/năm, doanh thu đến năm 2020 đạt 5.042 tỷ, tăng 20,9%/năm. Trong đó, tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ - du lịch; đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội phát triển du lịch bền vững. Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng du lịch; mở rộng, phát triển du lịch về phía Nam, kêu gọi và thu hút đầu tư dự án khu du lịch sinh thái - văn hóa núi Trường Lệ, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Nam Sầm Sơn... tạo ra các khu du lịch hiện đại chất lượng cao, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách. Khai thác hiệu quả các loại hình dịch vụ du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, hội nghị, hội thảo... đồng thời, tăng cường liên kết du lịch trong tỉnh, trong nước và khu vực. Phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống dịch vụ thương mại; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho du lịch. Ngoài ra, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến hải sản; tạo điều kiện thuận lợi, phát triển các ngành nghề để phục vụ trực tiếp cho du lịch như: Chế biến hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, tập trung phát triển thủy sản cả lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng theo hướng nâng cao hiệu quả, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái; Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, trong đó tập trung nguồn lực phát triển toàn diện đô thị loại III, xây dựng TX Sầm Sơn trở thành thành phố trực thuộc tỉnh; rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch chi tiết các xã, phường, các phân khu chức năng, nhất là 6 xã phía Nam Sầm Sơn đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung phát triển KT-XH của thị xã; Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các dự án; chú trọng công tác quản lý đô thị, theo hướng xây dựng đô thị du lịch văn minh, thân thiện; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường, hướng tới mục tiêu giữ gìn và xây dựng môi trường sinh thái của địa phương xanh, sạch, trong lành, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng; Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tưphát triển; trong đó, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án; Quan tâm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao nhất là nguồn nhân lực cho kinh tế du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã trong giai đoạn tới; Triển khai thực hiện tốt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở gắn với xây dựng văn hóa, văn minh đô thị du lịch, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng nếp sống văn hóa trong kinh doanh du lịch, trong gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị; hình thành phong cách ứng xử lịch sự, thân thiện, mến khách, tạo tâm lý thoải mái, cũng như sự hài lòng của du khách khi đến Sầm Sơn. Đặc biệt, quan tâm củng cố QP-AN, giữ vững an ninh trật tự, an toàn và bình yên cho nhân dân và du khách khi đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại thị xã Sầm Sơn...

- PV: Xin cảm ơn đồng chí.

Ngọc Huấn (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]