(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hành “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” của người Việt là một tín ngưỡng tốt đẹp của Việt Nam, được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2013 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thểcủa nhân loại vào cuối năm 2016. Mang giá trị văn hóa nghệ thuật cao, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ đang cần được lưu giữ và phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sự phát triển của các CLB Tín ngưỡng thờ Mẫu

Thực hành “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” của người Việt là một tín ngưỡng tốt đẹp của Việt Nam, được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2013 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thểcủa nhân loại vào cuối năm 2016. Mang giá trị văn hóa nghệ thuật cao, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ đang cần được lưu giữ và phát triển.

Thực hành “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ” bao gồm nhiều hình thức nghi lễ khác nhau, trong đó nghi lễ hầu đồng là nghi lễ tiêu biểu đặc trưng nhất được diễn ra trong không gian của đền, điện, phủ thờ Thánh mẫu. Qua tháng năm, hầu đồng cùng với hát văn trở thành sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng, gắn bó mật thiết trong đời sống tâm linh của người Việt, được diễn xướng theo hình thức sân khấu thiêng liêng, mô tả hiện tượng các vị thần linh giáng nhập vào thanh đồng qua các giá hầu. Bằng cách sử dụng âm nhạc độc đáo, sinh động, mang tính tâm linh với lời văn trau chuốt nghiêm trang, trang phục ấn tượng, các thanh đồng đã hóa thân vào các vị thần thánh thông mang giá trị văn hóa tâm linh thể hiện lòng thành kính, tôn nghiêm và tình yêu quê hương, đất nước của người Việt.

Nhằm lưu giữ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, thời gian qua, Thanh Hóa đã tổ chức nhiều chương trình liên hoan hát văn, chầu văn, hội diễn, giao lưu gặp gỡ cho các câu lạc bộ thờ Mẫu Tam phủ, các bản hội để định hướng cho các thanh đồng hiểu đúng theo quy chuẩn về nét đẹp của di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là gặp gỡ các nghệ nhân đạt giải xuất sắc tham gia liên hoan hát văn, chầu văn toàn quốc Thừa Thiên Huế năm 2018. Ông Hồ Quang Sơn - Chủ tịch Hội Di sản và cổ vật Thanh Hoa cho biết: “Để bảo tồn và tiếp tục phát huy nét đẹp của di sản thế giới, hiện nay, Hội di sản đang tuyên truyền, vận động các thanh đồng trên địa bàn tỉnh thành lập các CLB Tín ngưỡng thờ Mẫu. Đến nay, đã có 7 CLB được thành lập ở Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa, miền Tây Thanh Hóa, Bỉm Sơn... Hội cũng đã tổ chức Liên hoan Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt “Thanh Hóa - Hà Nội” tại đền Độc Cước, TP Sầm Sơn. Trong thời gian tới, hội sẽ tổ chức Liên hoan thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Thanh Hóa, dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 4/2019 nhân dịp kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa.

Các thanh đồng đạt giải xuất sắc Liên hoan hát văn, chầu văn toàn quốc Thừa Thiên Huế năm 2018 được UBND thành phố Thanh Hóa khen thưởng và trao Cờ lưu niệm.

Thanh đồng Thiều Thị Khoa - Chủ tịch CLB Tín ngưỡng thờ Mẫu huyện Thiệu Hóa - một trong 5 thanh đồng đại diện cho tỉnh Thanh Hóa đạt giải xuất sắc trong cuộc thi Liên hoan Festival Hát văn, Chầu văn toàn quốc tại Huế năm 2018 cho biết: “Ngày 17/3/2018, CLB Tín ngưỡng thờ Mẫu huyện Thiệu Hóa được thành lập với 15 thanh đồng tham gia, đến ngày 3/9/2018, CLB đã tổ chức ra mắt tại thôn Thiệu Vận, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, theo quy chế hoạt động, 3 tháng/lần các thành viên trong CLB sẽ tham gia sinh hoạt. Sau khi ra mắt, CLB đã phối hợp với Hội Di sản và cổ vật Thanh Hóa đã tổ chức Liên hoan Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu mở rộng lần thứ nhất năm 2018. Tại buổi liên hoan có 19 thanh đồng trên địa bàn tỉnh đã biểu diễn các giá hầu để lại ấn tượng, dư âm về sự thiêng liêng của canh hầu trong “Lễ nghi đạo Mẫu”, qua đó mang lại niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của cuộc sống, về những nét đẹp “Thiện căn” trong mỗi người”.

Để có sự tồn tại và phát triển như ngày hôm nay là nhờ vào sự gắn kết cộng đồng, luôn kiên trì bền bỉ bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc tín ngưỡng thờ Mẫu của các đồng thầy, thanh đồng, đạo quan, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa và sự quan tâm của các cấp, chính quyền. Từ đó, từng bước làm thay đổi nhận thức của xã hội, đưa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng gần với quần chúng nhân dân. Qua đó, khẳng định được những giá trị to lớn của di sản đồng thời góp phần làm phong phú thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam, hơn ai hết, mỗi người dân và bản thân những người thực hành tín ngưỡng cần nhận thức đúng giá trị di sản từ đó gìn giữ, phát huy nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu để đạo Mẫu xứng tầm là di sản và là niềm tự hào của người Việt

Hương Xuân


Hương Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]