(vhds.baothanhhoa.vn) - Việt Nam là một trong những quốc gia được xem là cái nôi của nghề gốm. Những làng gốm đã đi sâu vào tiềm thức người Việt qua những câu ca dao, tục ngữ.

“Thì thầm” cùng gốm

Việt Nam là một trong những quốc gia được xem là cái nôi của nghề gốm. Những làng gốm đã đi sâu vào tiềm thức người Việt qua những câu ca dao, tục ngữ.

“Thì thầm” cùng gốm

Trong chuyến trở về làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) cùng với giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, họa sĩ Trịnh Quang Vũ - một học giả chuyên nghiên cứu về trang phục cổ, có nhiều công trình sách đã xuất bản như: Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam, Trang phục triều Lê - Trịnh, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, các vị tư nghiệp và tế tửu Văn Miếu Quốc Tử Giám, họ Trịnh và Thăng Long... cũng là bậc thầy về gốm, ông đã bổ sung cho hành trang kiến thức về gốm Việt Nam của chúng tôi thêm phần phung phú.

Theo ông, nói về gốm sứ Việt phải kể đến Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương) chuyên sản xuất các sản phẩm sành xốp và sành trắng hoa lam, gốm men màu, gốm tam sắc và gốm men rạn; Thổ Hà (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc) làm sành nâu sắc đỏ không men; Phù Lãng (Bắc Ninh) làm sành nâu có phủ men da lươn được làm từ tro và bùn hoặc đá…

Gốm của người Việt mang vẻ đẹp tinh xảo, với bản sắc riêng so với gốm Trung Hoa, gốm Nhật Bản và gốm đến từ Châu Âu. Sự giao thoa của gốm Việt với Trung Hoa bắt đầu từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IX, khi Việt Nam trong thời kỳ thống trị của phong kiến phương Bắc. Thế nhưng vẫn mang bản sắc riêng và càng lộng lẫy hơn khi kết hợp được tinh hoa nghề gốm trước đó với kỹ thuật làm gốm của người Trung Hoa.

Bấy giờ đã có nhiều trung tâm gốm được hình thành và phát triển ở Việt Nam. Ở Thanh Hóa với gốm đất trắng, ở Bắc Ninh với gốm nâu... đã tạo nên sự đa dạng, phong phú cho gốm Việt.

Đặc biệt hơn nữa, rất nhiều chất liệu mới như sành xốp sử dụng đất sét trắng không men hoặc có phủ men, đồ sành nâu và chủng loại gốm kiến trúc cũng được tạo nên.

Với gốm, người ta thường dùng các loại lò để nung như lò cóc, lò rồng, lò đàn. Về chất lượng của gốm thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tay nghề là đương nhiên. Nhiệt độ, chế độ nung rồi các loại men nào được sử dụng, đó là men tro trấu, tro cây hay là men đá.... Và phần đặc biệt nữa không thể thiếu, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn trang trí cho gốm của các nghệ nhân, họa sĩ.

Với tôi, hay bất kỳ người nào tiếp cận với gốm đều có cảm nhận chung “Một sản phẩm gốm đẹp làm rung động lòng người luôn là sản phẩm gốm có sự kết hợp tinh túy giữa sáng tạo nghệ thuật và sự tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật".

Để làm ra đồ gốm, người ta luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Và để tạo nên những sản phẩm riêng biệt của từng trung tâm gốm thì sức lao động sáng tạo của mỗi trung tâm gốm lại khác nhau và được đúc kết qua quá trình lao động sáng tạo của chính trung tâm gốm đó. Khi sản xuất gốm thì tính sáng tạo nghệ thuật rất quan trọng, bởi khi sáng tạo thì sản phẩm mới có hồn, độc đáo, hấp dẫn và lôi cuốn.

Gốm được làm từ đất sét có độ dẻo cao, hạt mịn, không chứa tạp chất, độ co ngót khi khô và có khả năng chịu lửa theo yêu cầu của mỗi loại sản phẩm. Khi xử lý đất có thể pha thêm chất phụ gia liều lượng tùy thuộc vào kinh nghiệm của người làm gốm.

Tiếp theo là khâu thiết kế tạo dáng. Đất sét được người thợ gốm thực hiện thủ công bằng tay trên bàn xoay hoặc tạo hình theo khuôn. Gốm được phơi khô sau đó được trang trí hoa văn phù hợp. Công việc trang trí thường là những người có chuyên môn, kinh nghiệm, có hoa tay, khiếu thẩm mĩ đảm nhiệm.

Sau khi sản phẩm mộc hoàn chỉnh, người ta mang gốm đi nung có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ không cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên rồi mới đem đi nung trong lò.

Hầu hết, với những ai yêu gốm, đến với làng nghề gốm thì đều muốn được thử sức, được “chơi” với đất, được sáng tạo kiểu dáng, họa tiết với ý tưởng riêng của bản thân. Đương nhiên rồi, chúng tôi những người làm nghệ thuật thấy đất sét, thấy mầu vẽ gốm là lao vào “chơi” một cách mê mẩn.

Hiện nay gốm không chỉ được dùng làm vật dụng trong sinh hoạt gia đình, mà còn được dùng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí... lưu hành trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Hà Hiếu


Hà Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]