(vhds.baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã chỉ ra “một dân tộc dốt là dân tộc yếu”, “học hỏi là một công việc phải học tập suốt đời”. Ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 329 về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng định hướng đến năm 2030. Thấm nhuần lời dạy của Bác và nghiêm túc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thư viện tỉnh Thanh Hóa với những nỗ lực, cách làm mới đã từng bước góp phần không nhỏ vào việc thay đổi, phát triển văn hóa đọc cộng đồng cho người dân xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thư viện tỉnh Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển văn hóa đọc cộng đồng

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã chỉ ra “một dân tộc dốt là dân tộc yếu”, “học hỏi là một công việc phải học tập suốt đời”. Ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 329 về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng định hướng đến năm 2030. Thấm nhuần lời dạy của Bác và nghiêm túc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thư viện tỉnh Thanh Hóa với những nỗ lực, cách làm mới đã từng bước góp phần không nhỏ vào việc thay đổi, phát triển văn hóa đọc cộng đồng cho người dân xứ Thanh.

Thực tế cho thấy trong khi nhiều địa phương còn loay hoay với cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho hoạt động thư viện - không gian văn hóa đọc thì Thư viện tỉnh Thanh Hóa nói riêng tự hào khi sở hữu trụ sở khang trang, hiện đại bậc nhất trong hệ thống thư viện tỉnh của cả nước. Với tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 200 tỷ đồng, bao gồm 6 phòng chức năng, 44 cán bộ thư viện tỉnh được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản và sở hữu số vốn tài liệu lớn (423.968 bản sách) bao gồm tri thức ở hầu khắp các lĩnh vựcđời sống, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa , giải trí... đáp ứng cơ bản nhu cầu đọc, nghiên cứu của người dân trong tỉnh. Đặc biệt, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại của Thư viện tỉnh còn mang đến cho bạn đọc nói chung và bạn đọc trẻ nói riêng một không gian văn hóa đọc lý tưởng, thân thiện và cực kỳ thoải mái.

Tuy nhiên, với thực trạng văn hóa đọc cả nước đang đối mặt với những thách thức khi mà một bộ phận không nhỏ người dân đang bỏ quên thói quen học, đọc sách thì Thư viện tỉnh Thanh Hóa cũng không tránh khỏi khó khăn. Tuy vậy, khi tập thể lãnh đạo, những người làm công tác Thư viện đã quyết tâm thì mọi cái khó phải chăng vẫn có thể vượt qua.

Phát triển văn hóa đọc cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

Bắt đầu từ việc “sách đi tìm người”. Theo đó, cùng với duy trì hoạt động mở cửa xuyên suốt phục vụ bạn đọc từ thứ 2 - thứ 7 hàng tuần với mọi đối tượng người dân, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thì để bạn đọc được tiếp cận với sách nhiều hơn, Thư viện tỉnh thực hiện đưa sách về phục vụ tại các điểm công cộng, trung tâm văn hóa, luân chuyển sách theo định kỳ... Cách làm năng động, sáng tạo đã mang đến hiệu quả thiết thực cho cả bạn đọc và hoạt động thư viện: đã có hơn 5.100 thẻ bạn đọc được đổi và cấp mới cùng với đó là gần 180 nghìn lượt bạn đọc được phục vụ.

Bên cạnh đó là “Mô hình khơi nguồn văn hóa đọc” với mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách. Những thư viện lưu động nhỏ gọn được đưa tới các trường học, trung tâm, trại giam...dưới hình thức những tuần lễ phục vụ sách lưu động ở các địa điểm: Trường THCS Hoằng Quang; Làng trẻ SOS; Trại giam Thanh Phong... Mô hình với sự nhiệt huyết, chịu khó của các cán bộ thư viện còn khắc phục được tình trạng “nơi thừa, nơi thiếu” sách ở các vùng miền, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Cũng với mục tiêu đưa sách về với cơ sở, thời gian qua Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trao tặng sách cho: Trại giam Thanh Phong (Nông Cống); Thanh Lâm (Như Xuân); Trại 5 (Yên Định)...; phối hợp với Bưu điện tỉnh luân chuyển sách, báo về các điểm bưu điện văn hóa xã; luân chuyển sách về các thư viện nhà trường theo chương trình phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với Bộ VH,TT&DL... bước đầu tạo hiệu ứng tích cực.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những thay đổi trong đời sống người dân cũng đặt ra không ít thách thức cho hoạt động thư viện nói riêng khi thói quen nghe, đọc, nhìn của cộng đồng đã và đang dần thay đổi. Song nếu nhìn tích cực thì đây cũng chính là cơ hội để những người làm thư viện đổi mới, phát triển. Với Thư viện tỉnh Thanh Hóa, cùng việc phục vụ bạn đọc theo phương thức truyền thống thì thư viện còn tạo “không gian thư viện sáng tạo” để bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ truy cập nguồn lực thông tin trên mạng internet. Đánh dấu bằng việc cho ra đời website thư viện trực tuyến giúp cho người đọc có thể tra cứu thông tin, tài liệu dễ dàng, mọi lúc mọi nơi thông qua hệ thống tra cứu dữ liệu điện tử bạn đọc. Một trong những đề tài đã và đang được triển khai tại thư viện tỉnh Thanh Hóa là “Dspace”. Đây là phần mềm quản lý bộ sưu tập số mã nguồn mở cho phép người dùng có thể xem và tìm kiếm tài liệu dễ dàng. Hiện tại đã có một số chuyên đề được số hóa và lưu trữ dưới dạng văn bản: chuyên đề lịch sử Hồ Quý Ly; Chúa Nguyễn; Hàm Rồng chiến thắng; Trống đồng Đông Sơn...

Không chỉ là thiết chế văn hóa, thư viện còn được xem là cơ quan giáo dục ngoài trường học. Ở đó, sách chính là thầy. Mỗi người, để hoàn thiện mình có thể học ở nhiều nơi, nhiều cách khác nhau, trong đó học ở sách vở được xem là sự đầu tư sinh lời với chi phí rẻ nhất nhưng cho hiệu quả thiết thực. Không thể có dân tộc, quốc gia vững mạnh nếu người dân quay lưng, bỏ quên văn hóa đọc. Bởi vậy “Xây dựng mô hình xã hội học tập suốt đời và phát triển văn hóa đọc tại thư viện tỉnh Thanh Hóa” vẫn là nhiệm vụ đầy ý nghĩa với những cán bộ, nhân viên, người lao động làm công tác phát triển văn hóa đọc nơi đây.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]