(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho những người khiếm thị, đảm bảo bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa công, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch, triển khai xây dựng phòng đọc sách dành cho người khiếm thị.

Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức phòng đọc sách dành cho người khiếm thị

Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho những người khiếm thị, đảm bảo bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa công, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch, triển khai xây dựng phòng đọc sách dành cho người khiếm thị.

Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức phòng đọc sách dành cho người khiếm thị

Sách chữ nổi phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin, đọc sách... dành cho người khiếm thị tại Thư viện tỉnh Thanh Hoá.

Phòng đóc có gần 160 bản sách chữ nổi Braille, hơn 500 CD sách nói thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn học, nghệ thuật, lịch sử, địa lý… và các tài liệu phục vụ học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống, sách y học, khoa học thường thức,… được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học.

Thư viện tỉnh cũng trang bị những thiết bị chuyên biệt, hỗ trợ cho việc tra cứu, sử dụng tài liệu của những bạn đọc đặc biệt này.

Bên cạnh đó, Thư viện tỉnh sẽ tổ chức cấp thẻ đọc, mượn miễn phí suốt đời đối với tất cả các cá nhân có nhu cầu sử dụng tài liệu của phòng đọc, thư viện thông qua Hội các huyện, thị, thành phố bằng hình thức lưu động và tại chỗ hoặc người khuyết tật - khiếm thị có thể trực tiếp liên hệ với Thư viện tỉnh để được hỗ trợ và cấp thẻ.

Với ý nghĩa cộng đồng và tính nhân văn sâu sắc, phòng đọc sách dành cho người khiếm thị” tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc, để không ai bị bỏ lại phía sau trong việc tiếp cận tri thức” – ông ông Lê Thiện Dương – Phó Giám đốc phụ trách Thư viện tỉnh Thanh Hóa nhận định.

Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức phòng đọc sách dành cho người khiếm thị

Các đĩa CD sách nói.

Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, phòng đọc sách dành cho người khiếm thị đã cơ bản hoàn thiện, sớm được đưa vào sử dụng, phục vụ bạn đọc.

Để lan tỏa và phát huy hiệu quả, ý nghĩa của hoạt động này, phòng đọc cần sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, đặc biệt là sự chung tay hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc hình thành môi trường văn hóa thân thiện và tiện ích, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tri thức, hỗ trợ việc đọc và học tập cho người khiếm thị, giúp họ vươn lên khẳng định bản thân, tìm kiếm cơ hội phát triển, vươn tới tương lai.

Lưu Hà


Lưu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]