(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong những năm gần đây, huyện Thường Xuân tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thông qua việc ưu tiên những lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch... Trong khi đó, một số nghề, làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc như dệt thổ cẩm, đan lát, nấu rượu cần... lại thiếu sự quan tâm, đầu tư nhất định từ phía chính quyền cũng như người dân, khiến cho nhiều nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thường Xuân bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống

(VH&ĐS) Trong những năm gần đây, huyện Thường Xuân tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thông qua việc ưu tiên những lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch... Trong khi đó, một số nghề, làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc như dệt thổ cẩm, đan lát, nấu rượu cần... lại thiếu sự quan tâm, đầu tư nhất định từ phía chính quyền cũng như người dân, khiến cho nhiều nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Qua khảo sát cho thấy, phần lớn ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thường Xuân chưa theo quy hoạch và mang tính tự phát, thiếu đầu tư cơ sở vật chất và áp dụng KH-KT vào sản xuất. Loại hình sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu tại hộ gia đình, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu. Mặt khác, việc giữ gìn, tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc qua từng sản phẩm chưa thực sự được coi trọng. Sản phẩm từ một số ngành nghề truyền thống khó tạo sự vững chắc trên thị trường tiêu thụ... Vì thế, nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu cần, đan lát truyền thống của đồng bào các dân tộc bản địa đang bị mai một và có nguy cơ xóa sổ.

Xuân Cẩm là một trong số ít xã của huyện Thường Xuân hiện vẫn còn lưu giữ, phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, những chị em phụ nữ, các bà, các mẹ, sau những giờ lên nương rẫy, lại quây quần bên khung cửi, chăm chỉ với từng họa tiết, hoa văn trên mỗi chiếc váy, chiếc khăn. Thu nhập từ những sản phẩm thủ công này tuy không lớn, nhưng bằng niềm đam mê, muốn lưu giữ lại giá trị văn hóa của cha ông để lại, họ luôn biết cách tạo nên sự khác biệt.

Được biết, nghề dệt thổ cẩm tại đây có từ lâu, hiện nay vẫn được duy trì và phát triển, tính chung cả xã có tới gần 50 khung dệt, chủ yếu ở thôn Thanh Xuân. Sản phẩm thông thường là những chiếc khăn, váy, gối, nhưng chủ yếu người dân làm ra chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình.

Từ thực trạng trên, huyện Thường Xuân đang triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.Theo báo cáo của phòng Dân tộc huyện Thường Xuân, tổng số diện tích bảo tồn phát triển nghề, làng nghề trên 51.000m2; tổng số lao động tham gia bảo tồn phát triển nghề, làng nghề khoảng hơn 3.000 người. Con số thực ra cũng chỉ nói lên một khía cạnh nào đó của một vấn đề, quan trọng hơn hết là sự vào cuộc, quyết tâm trong việc bảo tồn, phát triển làng nghề của các cấp, chính quyền cùng người dân.

Thiết nghĩ, muốn bảo tồn, gìn giữ những giá trị từ các làng nghề truyền thống cần phải có định hướng chiến lược lâu dài, tăng cường các chính sách hỗ trợ, chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm...

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]