(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 21/7, Ban Lý luận phê bình, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm sách “Lý luận, Phê bình văn học Thanh Hóa từ 2010 đến nay”. Tham dự có đồng chí Phạm Duy Phương - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh cùng trưởng phó các ban trong hội, và toàn thể hội viên Ban Lý luận phê bình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tọa đàm sách “Lý luận, Phê bình văn học Thanh Hóa từ 2010 đến nay”

Sáng 21/7, Ban Lý luận phê bình, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm sách “Lý luận, Phê bình văn học Thanh Hóa từ 2010 đến nay”. Tham dự có đồng chí Phạm Duy Phương - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh cùng trưởng phó các ban trong hội, và toàn thể hội viên Ban Lý luận phê bình.

Toàn cảnh hội thảo.

Bìa sách“Lý luận, Phê bình văn học Thanh Hóa từ 2010 đến nay”.

Ban LLPB là một trong 11 ban thành viên của Hội VHNT Thanh Hóa, kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay đã thể hiện tốt chức năng, vai trò của một ban khảo cứu, nghiên cứu phê bình có tác động tích cực đến sự hoạt động của các ban khác, góp phần xây dựng Hội VHNT Thanh Hóa ngày càng mạnh mẽ và chuyên nghiệp.

Năm 2019, nhân sự kiện kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa và kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác, Ban LLPB ra mắt sách “Lý luận phê bình văn học Thanh Hóa từ 2010 đến nay”. Cuốn sách hơn 400 trang tuy chưa thực tập hợp được đầy đủ mọi sản phẩm của các thành viên, chỉ là những sản phẩm đại diện của các cây bút về văn học nghệ thuật Thanh Hóa. Song, từng ấy đã cho thấy sự phong phú cả trên diện rộng, và chiều sâu của đối tượng nghiên cứu đã rất rõ ràng.

Đánh giá về cuốn sách, Chủ tịch Hội VHNT Phạm Duy Phương cho rằng: Qua các trang viết, đã có thể giúp người đọc tiếp tục hình dung về một vùng văn hóa – văn học xứ Thanh. Đồng thời, đọc những bài viết phê bình trong cuốn sách cho thấy, các hội viên của ban không chỉ có công nhận mình mà còn tự phê bình, phản biện lại mình, trao đổi, tranh luận, đề nghị, kiến nghị… với mục tiêu để có hoạt động lý luận, phê bình phong phú toàn diện, sắc sảo hơn. Theo tôi đó là thái độ khách quan, khoa học của nghiên cứu phê bình.

PGS. TS Hỏa Diệu Thúy cũng đã chỉ ra những thuận lợi và thách thức đồng thời đưa ra những đề xuất kiến nghị về việc đào tạo, bồi dưỡng; hoạt động hội thảo và tổ chức giải thưởng để vai trò của lý luận phê bình văn học nghệ thuật ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn trong đời sống văn học nước nhà.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu của các ban như Văn xuôi, Âm nhạc cũng mong muốn các thành viên ban LLPB không chỉ tập trung vào mảng văn học, mà hãy đồng hành cùng các họa sĩ, nhạc sĩ, để cùng khai thông, chia sẻ vì sự phát triển của nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà.

K.H


K.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!