(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 10/8, Chi hội Khoa học Lịch sử TP Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm về di tích lịch sử Long Đại Nham - Hàm Rồng, thuộc di tích núi Rồng (TP Thanh Hóa).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tọa đàm về di tích lịch sử Long Đại Nham - Hàm Rồng

(VH&ĐS) Ngày 10/8, Chi hội Khoa học Lịch sử TP Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm về di tích lịch sử Long Đại Nham - Hàm Rồng, thuộc di tích núi Rồng (TP Thanh Hóa).

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Theo đó, Long Đại Nham được hiểu là cái hang to lớn, vĩ đại của núi Rồng, được cho là nằm dưới động Long Quang (Mắt Rồng). Ở thế kỷ thứ XIII, sách sách An Nam chí lược của Lê Tắc có nói: “Long Đại Nham gọi là Bửu đài (đài quý) sầm uất, tươi đẹp. Đặc biệt trong vách đá có khoảng trống làm chỗ thờ phật, ở ngoài như treo những hoành đối, trổ dáng nhà cửa, giàn trước có sông trong, sau lưng có hồ sen đỏ, cây thông bóng mát vài dặm ”. Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đến du lãm thắng cảnh Hàm Rồng đã viết bài thơ Long Đại Nham.

Khi thực dân Pháp đặt chân vào Thanh Hóa đã xây cầu Hàm Rồng theo hình bán nguyệt, đặt đường sắt, làm nhà ga, nơi đây dần trở nên sầm uất. Tuy nhiên, khi đế quốc Mỹ ném bom bắn phá Hàm Rồng thì mọi thứ gần như bị phá tan, chìm xuống đáy sông.

Nói về Long Đại Nham, tương truyền còn gắn liền với truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Theo đó, đây là nơi Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, lớn nhanh như thổi. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân đã đưa 50 con lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) khởi dựng nên nhà nước Văn Lang.

Tại buổi tọa đàm, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhận định núi Hàm Rồng bên bờ sông Mã từng là không gian văn hóa phát triển vô cùng rực rỡ của người Việt xưa. Từ những cứ liệu văn hóa sử còn lưu giữ, việc nghiên cứu, tìm hiểu về di tích Long Đại Nham trên núi Hàm Rồng cần gắn liền với mối liên hệ về không gian văn hóa và sự phát triển của nền văn hóa ven bờ sông Mã để từ đó có cái nhìn xuyên suốt, thống nhất.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]