(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền thờ Vua Lê Đại Hành được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích đặc biệt cấp Quốc gia năm 2018. Đền rất cổ kính, kiến trúc đặc sắc, đẹp cả về cấu trúc và nghệ thuật thẩm mỹ, ở đó có một không gian linh thiêng, trầm ấm, hằng ngày đón khách thập phương đến thăm viếng, dâng hương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tôn vinh Hoàng đế Lê Đại Hành thông qua tưởng niệm văn hóa du lịch

Đền thờ Vua Lê Đại Hành được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích đặc biệt cấp Quốc gia năm 2018. Đền rất cổ kính, kiến trúc đặc sắc, đẹp cả về cấu trúc và nghệ thuật thẩm mỹ, ở đó có một không gian linh thiêng, trầm ấm, hằng ngày đón khách thập phương đến thăm viếng, dâng hương.

Hoàng đế Lê Đại Hành. (Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai)

Công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc Trung Hoa, Hoàng đế Lê Đại Hành nổi lên như một ngôi sao sáng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến quốc, lập nên một triều đại Tiền Lê hùng mạnh. Lê Hoàn sinh năm 941 ở xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa trong một gia đình nghèo khó, bố mẹ mất sớm nên phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ ở địa phương. Đến tuổi trưởng thành Lê Hoàn đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lãnh đạo nghĩa quân, lập được nhiều công lao to lớn khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn được 12 sứ quân thống nhất giang sơn lập nên vương triều nhà Đinh. Với tài năng hơn người, Lê Hoàn được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập đạo tướng quân lúc còn trẻ tròn 30 tuổi. Trong hoàn cảnh khó khăn, khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại lúc mà Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội này nhà Tống cho quân tiến đánh xâm lược nước ta.

Đứng trước tình thế khó khăn của đất nước, xã tắc dân tộc Việt, Thái hậu Dương Văn Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn và Lê Hoàn xưng vương Lê Đại Hành đổi niên hiệu là Thiên phúc, tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư và phong Dương Văn Nga là Hoàng hậu. Với tài xuất chúng, mưu lược phi thường, Lê Đại Hành đã đánh thắng quân Tống xâm lược trên hai mặt trận thủy và bộ. Mặt trận sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền đã cho quân mai phục sử dụng cọc gỗ chắc nhọn, theo cách nghi binh, cầm chân giặc đợi thời cơ thủy triều xuống, tấn công, giặc thua bỏ chạy. Một số giặc sống sót quay về Trung Quốc.

Cánh quân ở Lạng Sơn do Hầu Nhân Bảo và nhiều tướng lĩnh của giặc Tống theo đường sông đến Chi Lăng thì bị quân ta mưu kế linh hoạt đã tấn công đánh úp giặc thua bỏ chạy, Hầu Nhân Bảo bị giết tại trận. Lê Hoàn tiếp tục truy kích giặc làm cho quá nửa quân địch bị tiêu diệt, nhiều tướng giặc bị bắt, những tên tướng chạy thoát về Trung Quốc đều bị nhà Tống chém đầu. Những trận đánh mưu lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi giòn dã, buộc nhà Tống phải bỏ ý chí xâm lược nước ta. Công lao to lớn đó được nhân dân tôn vinh, lịch sử dân tộc đậm nét vàng son ca ngợi tài ba của ông để con cháu mai sau noi theo. Lê Đại Hành mất năm Ất Tỵ 1005, thọ 65 tuổi, trị vì đất nước với cương vị Hoàng đế được 25 năm.

Sau khi giành được thắng lợi chống quân Tống phương Bắc, Hoàng đế Lê Đại Hành tiến hành công cuộc xây dựng đất nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng. Trong kinh tế ông chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bằng cách mở rộng đất canh nông, khai hoang, tăng diện tích canh tác nhất là trồng lúa, ngô, khoai, sắn, chăn nuôi gia súc, trâu bò, lợn, gà,... Hằng năm Lê Đại Hành thường mở hội thi đổi mới cách thức tăng năng suất nông nghiệp và chính ông là người thực hiện khai xuân trạch điền làm gương cho các quan lại trong triều đình noi theo. Mặt khác, nhà vua cũng chú trọng đến sản xuất thủ công nghiệp, buôn bán giao thương hàng hóa. Vì có sự quan tâm của nhà vua mà văn võ bá quan từ trung ương đến địa phương cùng nhân dân góp sức, góp lòng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, từng bước đời sống nhân dân được cải thiện ổn định. Trong chính sách bảo vệ giang sơn bờ cõi, chống ngoại xâm, nhà vua Lê Đại Hành động viên quân lính rèn luyện binh võ, kỷ luật quân ngũ nghiêm minh, tăng cường trực chiến, củng cố sức chiến đấu, thông qua kỹ thuật, chiến thuật tác chiến, khi có lệnh động binh là ứng phó, đánh thắng. Mặt khác nhà vua tận dụng tối đa nhân tài để chế tạo vũ khí sắc bén, hỏa lực mạnh,... xây dựng phòng tuyến chiến thuật và chiến lược lâu dài cho quân đội.

Về văn hóa xã hội, nhà vua chú trọng đến đào tạo hiền tài, học hành đỗ đạt thông qua kế hoạch mở rộng trường lớp, tuyển thầy giỏi dạy học trò. Với sự quan tâm của Lê Đại Hành mà hằng năm Nhà nước tiếp nhận được nhiều nhân tài cả văn lẫn võ đóng góp cho triều đình chấn hưng đất nước. Vua Lê Hoàn có chủ trương ngoại giao kiên quyết bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, nhưng cũng mềm mỏng, tùy cơ ứng biến trong các hoạt động đối ngoại nhất là đối với nước lớn phương Bắc, để vừa ổn định cuộc sống dân sinh vừa bảo vệ được toàn vẹn giang sơn đất nước trong bất cứ tình huống nào nếu dân tộc bị xâm lăng.

Để tưởng nhớ công ơn to lớn của Vua Lê Đại Hành, nhân dân xã Xuân Lập, Thọ Xuân đã lập đền thờ ông để nhân dân thập phương đến dâng hương tưởng niệm vào những ngày sinh, năm mất của ông.

Với ý nghĩa giá trị lịch sử, tôn vinh công lao to lớn của Đức Vua Lê Đại Hành, đền thờ Vua Lê Đại Hành được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích đặc biệt cấp Quốc gia năm 2018. Tuy khuôn viên không rộng lớn nhưng đền rất cổ kính, kiến trúc rất đặc sắc, đẹp cả về cấu trúc và nghệ thuật thẩm mỹ, ở đó có một không gian linh thiêng, trầm ấm, hằng ngày đón khách thập phương đến thăm viếng, dâng hương thờ cúng, tưởng nhớ công ơn to lớn vị Hoàng đế anh minh Lê Đại Hành của dân tộc.

Để phát huy truyền thống hào khí anh hùng dân tộc và đẩy mạnh công tác văn hóa du lịch, nhân dân, chính quyền địa phương đã và đang từng bước tu bổ, tôn tạo những hạng mục nội ngoại thất, cảnh quan thoáng đẹp hơn để phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan tưởng niệm.

Tâm Định


Tâm Định

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]