(vhds.baothanhhoa.vn) - Di tích Cung từ Quốc thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung ở làng Thịnh Mỹ (tức làng Mía) xã Thọ Diên (Thọ Xuân) còn được người dân gọi là Lăng Cung từ. Theo văn bia Hậu đức cung bi ký lưu tại di tích, công trình là loại hình kiến trúc có ý nghĩa sinh từ (khi sống là nơi ở, khi mất là nơi thờ cúng).

Về Thịnh Mỹ thăm “sinh từ” Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

Di tích Cung từ Quốc thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung ở làng Thịnh Mỹ (tức làng Mía) xã Thọ Diên (Thọ Xuân) còn được người dân gọi là Lăng Cung từ. Theo văn bia Hậu đức cung bi ký lưu tại di tích, công trình là loại hình kiến trúc có ý nghĩa sinh từ (khi sống là nơi ở, khi mất là nơi thờ cúng).

Về Thịnh Mỹ thăm “sinh từ” Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

Sinh từ Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung ngày nay nằm trong khuôn viên UBND xã Thọ Diên

Về nhân vật được thờ tự tại đây, theo văn bia Hậu đức cung bi ký, bà Trịnh Thị Ngọc Lung là chính phi của Tây vương Trịnh Tạc (có tài liệu viết Trịnh Tráng). Bà là người đã có công nuôi dạy con thứ của vua Lê Thần tông là Lê Duy Cối (tức vua Lê Gia tông). Khi Lê Duy Cối lên ngôi vua đã tôn bà Trịnh Thị Ngọc Lung làm Quốc Thái mẫu.

Về Thịnh Mỹ thăm “sinh từ” Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

Đôi chó đá cỡ lớn hiện còn lưu giữ tại Lăng Cung từ

Không chỉ có công nuôi dưỡng vua Lê Gia tông, Quốc thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung còn được sử liệu nhắc đến khi cùng chồng đã có công “khôi phục cơ đồ, trong sửa chính trị, ngoài dẹp di địch, công lao xã tắc trùm vũ trụ, đức sánh trời đất, danh vọng đã khắp đến Nhân dân” (dẫn theo sách Lịch sử xã Thọ Diên).

Về Thịnh Mỹ thăm “sinh từ” Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung Văn bia và sập đá lưu tại di tích

Khi được tôn làm Quốc Thái mẫu, bà Trịnh Thị Ngọc Lung có nguyện vọng được lập dựng sinh từ ở làng Thịnh Mỹ và đã được nhà Chúa chấp thuận. Lúc bấy giờ, chúa Trịnh đã đặc cách cử quan lại về chỉ đạo việc xây dựng công trình. Lăng Cung từ được xây dựng trước khi Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung qua đời 21 năm (theo Hậu đức cung bi ký). Cũng theo văn bia lưu giữ tại di tích, khi xưa di tích có quy mô bề thế, với nhiều hạng mục công trình uy nghiêm...

Về Thịnh Mỹ thăm “sinh từ” Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

Văn bia Hậu đức bi ký với nội dung nói về việc lập dựng “sinh từ” cùng thân thế, công đức của Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

Tuy nhiên, trải qua thời gian cùng nhiều nguyên do, ngày nay diện mạo di tích đã bị thay đổi khá nhiều. Chỉ còn một số hiện vật đá được lưu giữ như: chó đá; nghê đá; sập đá; hương án… và đặc biệt là văn bia Hậu đức cung bi ký do Tả Thị lang Nguyễn Viết Thứ soạn dưới thời vua Lê Hy tông có nội dung nói về việc lập dựng sinh từ; thân thế, công đức của người được kính thờ.

Về Thịnh Mỹ thăm “sinh từ” Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

Cổng vào di tích sinh từ Quốc Thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung.

Văn bia Hậu đức cung bi ký được tạo tác tinh xảo, chữ khắc sắc nét, “trán” bia chạm khắc “lưỡng long chầu nguyệt”; xung quanh diềm bia là lá cúc cách điệu. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Hùng, căn cứ nội dung văn bia cùng các hiện vật lưu giữ tại di tích, hậu thế có thể phần nào “mường tượng” được quy mô rất bề thế của di tích khi xưa. Không chỉ vậy, bản thân văn bia Hậu đức cung bi ký ngoài giá trị lịch sử còn là một trong những tác phẩm điêu khắc - mỹ thuật tiêu biểu ở nước ta cuối thế kỷ 17. Việc nghiên cứu kỹ để có phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích là điều cần thiết.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]