Hiên nay, trên địa bàn cả nước có trên 160 bảo tàng với 3 triệu tài liệu, hiện vật và hơn 120 báu vật quốc gia phản ánh về lịch sử - văn hóa đất nước con người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều bảo tàng lại trong cảnh đìu hiu khi không thể phát huy giá trị đặc trưng riêng của mình để thu hút du khách và công chúng. Vậy trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, liệu bảo tàng có thể thu hút được công chúng và du khách, tăng được 10% năm theo như đề án “Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo tàng gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2019 - 2021 được hay không?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì sao bảo tàng chưa nhiều khách? (Kỳ 1): Bảo tàng kho văn hóa lịch sử du khách luôn cần

Hiên nay, trên địa bàn cả nước có trên 160 bảo tàng với 3 triệu tài liệu, hiện vật và hơn 120 báu vật quốc gia phản ánh về lịch sử - văn hóa đất nước con người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều bảo tàng lại trong cảnh đìu hiu khi không thể phát huy giá trị đặc trưng riêng của mình để thu hút du khách và công chúng. Vậy trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, liệu bảo tàng có thể thu hút được công chúng và du khách, tăng được 10% năm theo như đề án “Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo tàng gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2019 - 2021 được hay không?

Khi ai đó đã một lần đặt chân đến bảo tàng đều có thể cảm nhận được một cách trực quan về các giá trị văn hóa - lịch sử cội nguồn của dân tộc ta. Bởi lẽ, đằng sau mỗi hiện vật trưng bày đó là câu chuyện dài sống động của các tư liệu hiện vật, thông qua thuyết minh viên du khách được khái quát trọn vẹn những câu chuyện lịch sử gắn liền với hiện vật nó hùng tráng hay bi ai đến mức nào.

Khách nước ngoài đến bảo tàng chiếm đa số...

Giá trị của bảo tàng

Chính vì, bảo tàng không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc nói chung và từng điạ phương nói riêng. Đây còn là nơi trưng bày, khai thác và phát huy giá trị những di sản của dân tộc đưa chúng đến gần hơn với công chúng và du khách.

“Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 4/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995). Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. Bà Huỳnh Ngọc Vân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử chiến tranh cho biết.

Được biết, với hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng Lịch sử chiến tranh đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm.

Sau khi tham quan gần 1 giờ tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Nguyễn Duy - Sinh viên một trường đại học trên TP. HCM chia sẻ: “Tôi đến bảo tàng này là lần thứ 2 thật sự ngoài thông tin từ môn lịch sử đã biết, qua tham quan những hiện vật và đọc các ghi chú ở đây tôi càng hiểu hơn về những giai đoạn của lịch sử và tội ác của quân xâm lược”.

Sau ngày 30/4/1975, UBND TP. HCM quyết định sử dụng tòa nhà trước đây do kiến trúc sư người Pháp - Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế, được xây dựng năm 1890 theo kiểu cổ điển - phục hưng: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước. Vì thế ở hai bên cửa chính có hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp và các phù điêu trang trí đắp nổi đều lấy biểu tượng thần thoại Hi Lạp cùng với cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới để làm Bảo tàng Cách mạng TP. HCM ngày 12/8/1978, đến ngày 13/12/1999 được đổi tên thành Bảo tàng TP. HCM, và với 9 phần trưng bày cố định khái quát về các giai đoạn lịch sử của TP. HCM giúp du khách sẽ cơ bản hiểu hơn về vùng đất này.

Mặt khác, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP. HCM là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam, nơi đây bảo quản và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam. Đến đây du khách sẽ hiểu thêm về lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, các chuyên đề về lịch sử, văn hóa của khu vực phía Nam đất nước và một số nước châu Á.

Bảo tàng đìu hiu.

Còn đó sự đìu hiu

Đằng sau mỗi hiện vật trưng bày đó là câu chuyện dài sống động của các tư liệu hiện vật thông qua hướng dẫn viên du khách được nghe gần như trọn vẹn những câu chuyện lịch sử gắn liền với hiện vật nó hùng bi, hay bi ai đến mức nào.

Nhưng nhiều bảo tàng hiện nay thiếu sức sống khi hiện vật trưng bày chưa phong phú, nội dung trưng bày thì thiếu hấp dẫn, không gian trưng bày thì chật hẹp có khi phải tận dụng cả hành lang hay lối đi chung để trưng bày. Mở cửa theo giờ hành chính hay chỉ mở cửa vào thứ 7 và chủ nhật để phục vụ du khách và nghỉ trưa gần 2 giờ, nhân viên thuyết minh chỉ có một loại ngoại ngữ nhất định đó là tiếng Anh cùng với sự thiếu kết nối,... đã làm cho bảo tàng đìu hiu vắng bóng công chúng và du khách.

Không gian tĩnh lặng, ánh đèn “hiu hắt” vắng bóng khách tham quan là những gì đang diễn ra với đa số bảo tàng hiện nay trên cả nước, chỉ có một số ít bảo tàng đếm được trên đầu ngón tay có thể thu hút đông đảo du khách.

“Do không gian bảo tàng được tạo dựng trên cơ sở các ngôi nhà được xây dựng từ những thời kỳ trước nên không gian bị xé nhỏ và không đảm bảo được không gian cho việc trưng bày theo chủ đề theo thứ tự, cái cần giới thiệu trước lại không đủ không gian ở tầng trệt lại phải đưa lên lầu, cái cần giới thiệu sau phải đưa xuống dưới, lối đi thì bất cập nên sự thể thiện cho một chuỗi sự kiện hay quá trình của một con người, một thời kỳ xuyên suốt khó có thể diễn tả liền mạch được. Nhân viên thuyết minh chỉ có thể thuyết minh trực tiếp bằng tiếng Anh còn lại các thứ tiếng là thuyết minh tự động, và bảo tàng chỉ hoạt động phục vụ du khách chủ yếu vào thứ 7 và chủ nhật,..” đó là những gì mà ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng chia sẻ với PV về những bất cập tồn tại của bảo tàng này.

Sự lãng phí kéo theo thu hẹp các giá trị văn hóa - lịch sử ở bảo tàng hiện nay sẽ là hệ lụy tất yếu. Vậy nguyên nhân then chốt là do đâu...

Du khách nội đang ở đâu...?

Theo con số thống kê của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong năm 2018, đón được 58.990 lượt khách trong đó 80% là khách quốc tế, hơn 10.000 khách là học sinh, sinh viên.

Tương tự, bà Huỳnh Ngọc Vân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử chiến tranh cho biết đa số khách đến với bảo tàng trong các năm là khách nước ngoài chiếm đến 70%, phần còn lại là các em học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn thành phố đến tham quan tìm hiểu phục vụ quá trình học tập.

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]