(vhds.baothanhhoa.vn) - Tối 2/5, tại Nhà hát Lam Sơn, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống (Sở VH,TT&DL Thanh Hóa) tổ chức buổi tổng duyệt vở Tuồng “Triết Vương Trịnh Tùng”. Đây là tiết mục tham gia “Liên hoan Tuồng và Dân ca, kịch, chuyên nghiệp toàn quốc năm 2019”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vở Tuồng “Triết Vương Trịnh Tùng” sẽ tham gia Liên hoan Tuồng và Dân ca, kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2019

Tối 2/5, tại Nhà hát Lam Sơn, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống (Sở VH,TT&DL Thanh Hóa) tổ chức buổi tổng duyệt vở Tuồng “Triết Vương Trịnh Tùng”. Đây là tiết mục tham gia “Liên hoan Tuồng và Dân ca, kịch, chuyên nghiệp toàn quốc năm 2019”.

Dự buổi tổng duyệt có: NSND Nguyễn Quang Vinh – Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; NSUT Đỗ Kỷ - Trưởng phòng Nghệ thuật Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH,TT&DL); NSUT Lê Chức – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; các đồng chí Phạm Duy Phương – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa; Hoàng Bá Tường – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện một số sở, ngành liên quan cùng đại biểu, công chúng yêu nghệ thuật Tuồng.

NSUT Nguyễn Hữu Chính (áo xanh) vai Tiết chế, Thái úy, Trình Quốc công nhà Lê - Trịnh Tùng.

Vở tuồng “Triết Vương Trịnh Tùng” của tác giả Nguyễn Sỹ Chức và đạo diễn NSND Lê Tiến Thọ được nhóm cộng tác cùng các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đoàn Tuồng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa) thể hiện.

Trịnh Tùng (1550-1623) là con trai của Minh khang thái vương Trịnh Kiểm với phu nhân Ngọc Bảo, con gái Thái Sư Nguyễn Kim, người dựng cờ “Phù Lê- diệt Mạc” ở nửa đầu thế kỷ 16. Xếp theo thứ tự, ông là đời thứ 2 của họ Trịnh kế tục việc Phù Lê suốt 249 năm trong lịch sử Việt Nam. Từ Trịnh Tùng trở đi, họ Trịnh mới được nhận tước Vương khi còn tại vị, được gọi là Chúa và lập Thế tử, nên ông được xem là vị Chúa Trịnh chính thức đầu tiên.

Lấy bối cảnh câu chuyện cuối thời Vua Lê Anh Tông (1570 – 1573) và hơn 10 năm thời Vua Lê Thế Tông (1573 – 1592), vở diễn “Triết Vương Trịnh Tùng” đã lột tả được bối cảnh đất nước ta thời kỳ Nam – Bắc triều, là cuộc nội chiến giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê đầy phức tạp và biến động. Với hình ảnh Trịnh Tùng - Tiết chế, Thái úy, Trình Quốc công nhà Lêmột người có thiên tài quân sự bẩm sinh, thần cơ diệu toán, bách chiến bách thắng chống lại tàn dư nhà Mạc.

Vở Tuồng “Triết Vương Trịnh Tùng” được các đại biểu, hội đồng thẩm định nghệ thuật, ghi nhận, đánh giá cao về chất lượng nội dung cũng như nghệ thuật biểu diễn.

NSUT Nguyễn Hữu Chính (Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, phụ trách đoàn Tuồng) vào vai Tiết chế, Thái úy, Trình Quốc công Trịnh Tùng. Là một nghệ sĩ gạo cội của bộ môn nghệ thuật Tuồng truyền thống, NSUT Nguyễn Hữu Chính đã phác họa chân dung Trịnh Tùng hết lòng, hết sức giúp vua Lê diệt Mạc, đã đưa sự nghiệp phò Lê đang dở dang của cha về đến đích vinh quang, oanh liệt. Cũng vì hai chữ “yên dân”, lấy dân làm gốc của một trung thần mà ông dốc lòng, dốc sức cùng các tướng lĩnh nhà Lê như: Lê Cập Đệ (Thái phó nhà Lê); Hoàng Đình Ái (Hữu tướng, Thái úy nhà Lê) hợp sức “Phù Lê diệt Mạc”. Ông đã kết thúc mĩ mãn sự nghiệp Trung hưng đầy gian khó, ca khúc khải hoàn, đưa vua Lê trở lại ngai vàng và ngự tại Thăng Long.

Bên cạnh phản ánh sự tàn khốc của cuộc nội chiến tranh quyền, đoạt vị còn lấp lánh câu chuyện cảm động giữa Tiết chế, Thái úy, Trịnh Quốc công Trịnh Tùng và Lê Hoài Hương (em gái Thái phó Lê Cập Đệ) -là người giúp Trịnh Tùng cùng binh sĩ nhà Lê bắt được tướng tiên phong nhà Mạc là Trần Quyên.

Vở diễn cũng cho người xem thấy hình ảnh một Vua Lê Anh Tông tâm trạng rối ren, lo lắng cho vận mệnh nhà Lê; Trần Quyên– tướng tiên phong nhà Mạc, Mạc Kính Điển – soái tướng nhà Mạc đều xảo trá; vua thứ 5 nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp cay cú, mưu mô; Trịnh Xuân – con trai Thái úy Trịnh Tùng một kẻ cơ hội, xúi giục cha cướp ngôi, đoạt vị và nếu không có sự can ngăn của Hữu tướng Hoàng Đình Ái đã bị Trịnh Tùng giết chết vì tội bất trung với vua Lê…

Các nghệ sĩ, diễn viên đã hóa thân vào từng nhân vật, lột tả suy nghĩ, hành động của nhân vật tạo nên những tình huống cao trào hết sức ấn tượng, gây xúc động trong lòng khán giả.

Diễn ra hơn 2 giờ đồng hồ, vở Tuồng “Triết Vương Trịnh Tùng” với nhiều tình tiết gay cấn, cảm xúc đan xen của các nhân vật đã để lại ấn tượng đẹp, được các đại biểu, hội đồng thẩm định nghệ thuật, ghi nhận, đánh giá cao về chất lượng nội dung cũng như nghệ thuật biểu diễn.

Đây là vở diễn được đầu tư công phu để tham dự “Liên hoan Tuồng và Dân ca, kịch, chuyên nghiệp toàn quốc năm 2019” sẽ được tổ chức tại Thanh Hóa từ ngày 11 – 20/5 tới. Hi vọng từ sự đánh giá cao của hội đồng nghệ thuật thẩm định, các đại biểu cũng như công chúng yêu nghệ thuật Tuồng, vở diễn sẽ đem lại thành tích cao cho đoàn Thanh Hóa tham dự liên hoan.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]