(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 13/2 (mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) tại Di tích quốc gia động Hồ Công – chùa Du Anh (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc) đã tổ chức lễ hội chùa Thông và khai mạc trưng bày thắng tích chùa Du Anh - động Hồ Công trong không gian văn hóa kinh thành Tây Đô năm 2019.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vui hội chùa Thông

Ngày 13/2 (mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) tại Di tích quốc gia động Hồ Công – chùa Du Anh (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc) đã tổ chức lễ hội chùa Thông và khai mạc trưng bày thắng tích chùa Du Anh - động Hồ Công trong không gian văn hóa kinh thành Tây Đô năm 2019.

Chùa Thông còn được biết đến với tên gọi Du Anh tự (tên công chúa nhà Trần) thuộc địa bàn xã Vĩnh Ninh, cách Thành Nhà Hồ hơn 4 km. Chùa thuộc quần thể di tích danh thắng cấp quốc gia động Hồ Công – chùa Du Anh.

Tương truyền, chùa có lịch sử từ thời Trần, gắn liền với câu chuyện công chúa Du Anh về đây chữa bệnh, ở ẩn. Phía trên chùa là động Hồ Công thuộc dãy núi Xuân Đài. Nơi đây, từ xa xưa, bàn tay tạo hóa ưu ái khi tạo nên cảnh sắc thiên nhiên vô cùng diễm lệ, hẳn nhiên vì thế mà bốn chữ “Thanh Kỳ Khả Ái” được khắc trên đá núi tự bao đời khiến bao bậc tao nhân mặc khách ghé thăm không khỏi thấy lòng xuyến xao. Đến thời điểm hiện tại, trên vách đá trong động vẫn còn bút tích của bậc tiền nhân, trong đó có bài thơ được cho là của vua Lê Thánh Tông. Bên cạnh đó, động Hồ Công còn gắn liền với nhiều truyền thuyết về việc tu tiên đắc đạo của nhiều ẩn sĩ đời xưa.

Trò chơi dân gian được tổ chức trong lễ hội.

Lễ hội truyền thống chùa Thông được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm vốn có từ xa xưa. Tương truyền, đây là ngày Ngọc Hoàng giáng thế và đây cũng là ngày mà vua Lê Thánh Tông (năm Hồng Đức thứ 7) từng về thăm di tích. Lễ hội chùa Thông diễn ra với niềm tôn kính và ngưỡng vọng hướng về đấng tiền nhân. Trong không khí tươi vui của những ngày đầu xuân, lễ hội không chỉ thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, mà còn tạo nên không gian chiêm bái, vãn cảnh hấp dẫn cho nhân dân và du khách xa gần.Cùng với phần lễ thành kính là sự sôi động của phần hội bao gồm chương trình văn hóa đặc sắc với các tiết mục, trò chơi, trò diễn dân gian được tái hiện sinh động, hấp dẫn: hát ca trù, cờ người, bài điếm…

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]