(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, bất cập song những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; việc xây dựng và sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở đã cho thấy đầy đủ nhất kết quả của quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Kết quả khả quan nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn

(VH&ĐS) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, bất cập song những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; việc xây dựng và sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở đã cho thấy đầy đủ nhất kết quả của quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn Thanh Hóa.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Theo thống kê của UBND tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết năm 2016 toàn tỉnh có 78% số hộ được công nhận gia đình văn hóa; 77,9% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; 55% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Lồng ghép cùng chương trình xây dựng NTM, đã có 180 xã đạt chuẩn văn hóa NTM; 19 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. Nhờ bám sát các tiêu chuẩn do Bộ VH,TT&DL quy định, đồng thời dựa vào quy ước của cộng đồng dân cư, việc đăng kí xây dựng và xây dựng các hộ, các xã, phường, đơn vị văn hóa đang tạo ra sự đổi thay lớn lao trong đời sống vật chất và đặc biệt là tinh thần ở cơ sở, trong các cộng đồng dân cư.

Cùng với đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” mà nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, đô thị văn minh” do MTTQ các cấp chủ trì với nội dung toàn diện, thiết thực, gắn với tiêu chí xây dựng NTM là thành tố quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Cuộc vận động đã khơi dậy truyền thống đoàn kết của cộng đồng dân cư, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, tạo nên nhiều chuyển biến trong đời sống. Thông qua cuộc vận động, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹVì người nghèo, quỹ Chất độc da cam đã quyên góp được hàng trăm tỷ đồng, góp phần to lớn trong xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

Thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội

Cũng theo số liệu thống kê đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 83% đám cưới thực hiện theo nếp sống văn hóa mới, 30% thực hiện theo mô hình cưới hiệu quả, tiết kiệm; 84,7% đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa mới. Từ phong trào xuất hiện nhiều địa phương, mô hình hay - hiệu quả, được đánh giá cao và nhân rộng trong cộng đồng. Một số địa phương tổ chức cưới tập trung cho các đôi tân hôn trong cùng thời gian, địa điểm. Các xã Triệu Lộc, Ngư Lộc (Hậu Lộc), Nghi Sơn (Tĩnh Gia)... xây dựng mô hình “Phòng cưới thanh niên” do Đoàn thanh niên đảm nhiệm từ khâu trang trí phòng cưới, chủ hôn, văn nghệ, tiệc ngọt. Kinh phí cho mỗi đám cưới từ 1,5-2 triệu đồng. Nét đẹp trong tiệc cưới đang dần hình thành đó là các cặp tân hôn đến dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sĩ, đình làng, hoặc nhà thờ họ thể hiện sự tri ân đối với các thế hệ cha ông...

Trong tổ chức tang lễ, số lượng đám tang thực hiện hỏa táng đang ngày càng tăng, hiện chiếm khoảng 10%. Năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh, nhờ đó hình thức hỏa táng ngày càng được các gia đình lựa chọn nhiều hơn. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong việc tang ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng giảm đáng kể, tiêu biểu là ở các huyện Quan Sơn, Mường Lát... Nhất là ở vùng đồng bào dân tộc Mông, với đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào dân tộc Môngtỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.

Toàn tỉnh mỗi năm diễn ra hàng trăm lễ hội đã và đang làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.

Việc tổ chức và quản lý các lễ hội cũng được tổ chức hấp dẫn, hài hòa và nghiêm túc. Nhiều lễ hội lớn như lễ hội Lam Kinh, Bà Triệu, Lê Hoàn, bánh chưng - bánh giầy... trở thành điểm hẹn thường niên của nhân dân và du khách xa gần góp phần bảo tồn nét truyền thống, xây dựng nét hiện đại trong đời sống văn hóa cơ sở.

Hoàn thiện và phát huy giá trị hệ thống thiết chế cơ sở

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao gắn với quy hoạch xây dựng NTM. Với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh cùng với nguồn vốn xã hội hóa to lớn đã tạo nên nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Tại nhiều địa phương, hệ thống trung tâm VH-TT xã, nhà văn hóa, khu thể thao thôn được xây dựng, nâng cấp với số tiền hàng chục tỷ đồng, tiêu biểu như Quý Lộc (Yên Định), Thiệu Trung (Thiệu Hóa), các xã Nga An, Nga Thanh (Nga Sơn), Trường Sơn, Tế Lợi (Nông Cống), Quảng Yên (Quảng Xương)...

Tuy nhiên, từ quá trình triển khai vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn ảnh hưởng đến kết quả xây dựng văn hóa cơ sở. Thiết chế văn hóa ở một số địa phương chưa đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH,TT&DL, một số nơi sử dụng chưa đúng mục đích, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, một phần cũng do nguồn kinh phí hạn hẹp, vốn đầu tư ít. Chất lượng gia đình văn hóa, làng, tổ văn hóa ở một số địa phương còn chưa đảm bảo, việc xét duyệt còn lỏng lẻo. Việc cưới, việc tang, lễ hội ở một số địa phương còn thực hiện chưa nghiêm túc... UBNDtỉnh Thanh Hóa đã có kiến nghị đối với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Bộ VH,TT&DL phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan tham mưu, trình Quốc hội tăng mức đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa... nhằm nhanh chóng khắc phục những hạn chế trên.

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]