(vhds.baothanhhoa.vn) - Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên quê hương Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học đã và đang được Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc đã và đang nỗ lực phấn đấu để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, phát triển bền vững, xây dựng và bảo vệ vững chắc đất nước, quê hương giàu đẹp, văn minh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng và phát triển văn hóa - Sức mạnh nội sinh để Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, kiểu mẫu

Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên quê hương Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học đã và đang được Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc đã và đang nỗ lực phấn đấu để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, phát triển bền vững, xây dựng và bảo vệ vững chắc đất nước, quê hương giàu đẹp, văn minh.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để xây dựng Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, kiểu mẫu. (Ảnh: Xuân Tứ)

Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, xứ Thanh là miền đất lưu lại nhiều dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hoá. Nếu như sông Hồng mở ra nền văn minh của dân tộc Việt ở phía Bắc, thì sông Mã quê Thanh với dòng chảy từ văn hoá đồ đá cũ (Con Moong, núi Đọ) tới nền văn hoá đá mới (Đa Bút), văn hoá tiền kim khí (Gò Trũng, Hoa Lộc) làm nên nền văn hoá Đông Sơn - đồ đồng nổi tiếng, góp phần làm cho văn hoá Việt phát triển rực rỡ. Theo GS Trần Quốc Vượng: Xứ Thanh miền đất gợi về quá khứ hào hùng từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, một miền văn hoá nguồn cội. Lịch sử đã chọn xứ Thanh ở vào vị trí khá “đặc biệt” của đất nước. Là điểm cuối của Bắc bộ và đầu Trung bộ lại còn là vùng Tây Bắc chạy dài, có rừng, có đồng bằng, có biển và những doi cát chạy dài theo bờ sóng. Với vị trí mở, cửa ngõ vào Nam ra Bắc và cũng là điểm dừng chân trên đường hàng hải quốc tế, chính những yếu tố về địa lý, tự nhiên đã đem đến cho mảnh đất này sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền văn hoá khu vực và quốc tế. Chứng cứ qua các đợt khảo cổ khai quật và những di vật phát hiện được từ trong lòng đất, lòng biển, bia ký cho chúng ta biết văn hoá: Ấn - Hoa - Chăm... đã từng xuất hiện và hoà nhập với văn hoá, tín ngưỡng bản địa, làm cho văn hoá bản địa du nhập thêm những yếu tố phong phú, mới lạ phù hợp với tâm hồn, tình cảm của họ.

Có thể nói xứ Thanh là một trong những cái nôi của những giá trị di sản văn hoá dân tộc, hàm chứa nhiều giá trị lịch sử văn hoá, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh quý giá và đặc sắc với những di tích tiêu biểu như: Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, đền Bà Triệu, đền Lê Hoàn, hang Con Moong, biển Sầm Sơn…thông qua những thắng cảnh, di tích, hiện vật, sắc phong, văn bia, câu đối ở những di tích này giúp cho những nhà nghiên cứu và mọi người thấy được những giá trị lịch sử trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng, vẻ vang và oanh liệt của ông cha ta qua từng thời kỳ lịch sử. Miền đất xứ Thanh còn tiềm ẩn nhiều giá trị văn hoá phi vật thể. Sông Mã, sông Chu không chỉ mang lại dòng nước mát lành, bồi đắp phù sa tươi tốt cho những ruộng lúa, nương ngô mà còn ngân vang những câu ca thiết tha đằm thắm, chứa chan sâu nặng nghĩa tình về tình người và đất. Âm nhạc dân gian của đồng bào tỉnh Thanh chứa đựng nhiều sắc thái tình cảm: Đồng bào Mường có âm nhạc cồng chiêng, đàn đỉnh, tộc người Thái có Khua Luống, trống chiêng, người Mông có kèn lá, kèn môi, khèn, người Kinh sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ dây, gõ, hơi... với muôn sắc mầu và cung bậc tình cảm phong phú.

Đến làng quê nào cũng đều bắt gặp thần tích, huyền thoại, tục ngữ, ca dao, lễ tục, lễ hội, văn hoá ẩm thực, các nghi lễ... gắn với các nhân vật được tôn vinh, thờ phụng. Qua đó giúp cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế hiểu biết sâu sắc về lịch sử và con người tỉnh Thanh đời nối đời đã sản sinh xuất hiện những người anh hùng tài giỏi, vì dân, vì nước. Chính họ đã làm nên và tô đẹp cho truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc trên đất xứ Thanh.

Những giá trị của di sản văn hoá tỉnh Thanh trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã góp phần hình thành, tạo nên tính cách con người nơi đây anh dũng, quật cường, đầy dũng khí, vượt lên gian khó để chiến thắng thiên tai và các thế lực bạo tàn, song lại thấm đẫm tính nhân văn, giàu lòng nhân ái, đức hy sinh xả thân vì nghĩa lớn, vì lợi ích và sự trường tồn của cộng đồng. Những giá trị văn hoá đó đã, đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy trong thời kỳ đổi mới, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Từ mạch nguồn văn hóa dân tộc và quê Thanh - nguồn sức mạnh nội sinh, những năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận, tích cực tham gia của nhân dân, sự nghiệp văn hóa, thông tin của tỉnh đã có nhiều chuyển biến và phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hóa từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn, phát huy; đặc biệt có 2 di sản văn hóa vật thể được công nhận cấp quốc gia đặc biệt (đền thờ Lê Hoàn và di tích, thắng cảnh Sầm Sơn), nhiều di sản văn hóa phi vật thể được khôi phục, phát huy, có 6 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc gia gắn với phát triển du lịch. Văn hóa trong chính trị, đặc biệt là văn hóa Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05/TW và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) được thực hiện nghiêm và hiệu quả; văn hóa trong kinh tế và xây dựng doanh nghiệp văn hóa bước đầu được coi trọng, phát huy. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc. Thông qua hoạt động văn hóa, sáng tạo nghệ thuật, bên cạnh việc xây là phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống quan điểm sai trái phương hại đến văn hóa, lối sống và thuần phong mỹ tục của đồng bào các dân tộc tỉnh nhà.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn Thanh Hóatrong thời gian qua cũng còn những hạn chế, bất cập, đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn bất cập. Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế, chính trị, chưa trở thành nguồn lực, động lực phát triển tốt. Văn hóa trong xây dựng con người "vừa hồng, vừa chuyên" chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có giải pháp khắc phục xuống cấp, đẩy lùi xuống sự cấp về văn hóa, đạo đức, lối sống và những biểu hiện phản văn hóa gây bức xúc trong xã hội. Môi trường văn hóa bị xâm hại, chưa thật sự trong sạch, lành mạnh...

Thanh Hóa là miền đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng, đồng hành cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Thực hiện Nghị quyết 58 NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đang đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực phấn đấu để xây dựng Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu. Đểđạt được mụctiêu đó, trong thời gian tới cần làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh hiểu biết sâu sắc về vai trò, động lực của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với chính trị và kinh tế; coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, "Đảng ta là đạo đức, là văn minh", xây dựng văn hóa trong bộ máy nhà nước mà một trong những nội dung quan trọng chính là đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức, trong từng đảng viên, hội viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; đồng thời, phải làm cho văn hóa góp phần “ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên”, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Phải tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nhằm giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách và lối sống. Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế, trong các doanh nghiệp, coi con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của xã hội và mặt trái của kinh tế thị trường bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội hài hòa và cân đối. Chủ động mở rộng hợp tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa, hình ảnh đẹp của miền đất và con người Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Ba là, để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên quê hương Thanh Hóa phải gắn nhiệm vụ phát triển văn học - nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, xây dựng văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đồng bộ với sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế - xã hội. Cần tiếp tục tăng cường các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, bảo đảm phát triển văn hoá đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, hình thành nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội.

Bốn là, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Thanh Hóa phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, cần chú trọng phát huy sự năng động, sáng tạo, sự đổi mới, tiếp biến và làm giàu tri thức không ngừng của mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân; huy động sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh nhà, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu sắc thái văn hóa quê Thanh, để phát triển văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, y tế vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc quê Thanh. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, theo Kết luận số 82-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa; đưa văn hoá vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên quê hương Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học đã và đang được Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc đã và đang nỗ lực phấn đấu để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, phát triển bền vững, xây dựng và bảo vệ vững chắc đất nước, quê hương giàu đẹp, văn minh.

TS. Hoàng Minh Tường


TS. Hoàng Minh Tường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]