(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 3/6, Ban Văn xuôi (Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa) đã tổ chức ra mắt và tọa đàm tập truyện ngắn Tết đảo của nhà văn Lê Ngọc Minh. Tham dự chương trình có lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; các nhà văn, nhà thơ có uy tín trên văn đàn xứ Thanh cùng bạn đọc yêu mến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ra mắt tập truyện ngắn Tết đảo của nhà văn Lê Ngọc Minh

Sáng 3/6, Ban Văn xuôi (Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa) đã tổ chức ra mắt và tọa đàm tập truyện ngắn Tết đảo của nhà văn Lê Ngọc Minh. Tham dự chương trình có lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; các nhà văn, nhà thơ có uy tín trên văn đàn xứ Thanh cùng bạn đọc yêu mến.

Cuối năm 2019, tập truyện ngắn Tết đảo của nhà văn Lê Ngọc Minh với 13 truyện ngắn đã được Nxb Thanh Niên chính thức ấn hành. Sau khi được xuất bản và đến với bạn đọc, tập truyện đã nhận được sự yêu mến, phản hồi tích cực của cả người làm chuyên môn lẫn bạn đọc.

Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phạm Duy Phương chúc mừng nhà văn Lê Ngọc Minh và tập truyện ngắn Tết đảo.

Vốn xuất thân là một nhà biên kịch chuyên nghiệp có tiếng, bởi vậy “tính kịch” là được xem những điểm nhấn mà Lê Ngọc Minh đã khéo vận dụng để “làm đắt” thêm cho những truyện ngắn của mình. Đọc Tết đảo, người ta dễ nhận ra cả tâm huyết mà tác giả dành cho quê hương xứ Thanh. Trong hơn 200 trang viết, là ngồn ngộn những địa danh nổi tiếng như: Hàm Rồng, làng Quan Trạng Bột Thượng- Cổ Quăng, làng cổ Đông Sơn, TP Sầm Sơn, núi Trường Lệ, đảo Hòn Mê, rừng Thông, núi Nhồi; hay những căn tính rất dấu ấn con người xứ Thanh như đức vua Lê Thánh Tông, nhân vật thầy Phức trong truyện Thầy giáo dạy sử…

Tại buổi ra mắt và tọa đàm tập truyện ngắn Tết đảo, các nhà nghiên cứu, bạn văn trong và ngoài tỉnh đã dành không ít ngợi khen cho các sáng tác của Lê Ngọc Minh. Với 9 tham luận, là những nhận định, phân tích, mổ xẻ từ nhiều góc nhìn dành cho Tết đảo như: “Tính nữ trong một truyện ngắn của nhà văn Đoàn Hữu Nam (Lào Cai); “Dấu ấn xứ Thanh trong Tết đảo của nhà văn quân đội Trần Đức Tĩnh (Hà Nội); “Không gian mở và dấu ấn truyện ngắn trong Tết đảo”’ của NCS Trang Quỳnh (Anh quốc); “Ám ảnh trong tập truyện ngắn Tết đảo” của nhà LLPB Văn học nghệ thuật Lê Xuân Soan…

Theo PGS.TS Hỏa Diệu Thúy: “Có thể nhận thấy, trần thuật của Lê Ngọc Minh trong tập truyện không có gì lạ, mới, thậm chí rất cũ - một giọng kể đều đều, hiền hiền, thi thoảng có chút dí dỏm, duyên duyên nhưng vẫn có sức hút. Bằng chứng là tôi đã đọc hết cả 13 truyện trong tập sách mà không phải “phàn nàn” gì…Văn của Lê Ngọc Minh là văn của truyền thống, truyền thống từ cách tiếp cận, phản ánh hiện thực đến cách kể, ngôn ngữ kể”.

Hình ảnh tại buổi ra mắt và tọa đàm tập truyện ngắn Tết đảo của nhà văn Lê Ngọc Minh.

Với nhà văn Từ Nguyên Tĩnh, một tên tuổi trên văn đàn xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung, ông lại thấy ở những truyện ngắn đề tại lịch sử của Lê Ngọc Minh sự thành công của việc “làm mới lại cái cũ”. Và đó chính là những giá trị trong truyện ngắn lịch sử của Lê Ngọc Minh; Không chỉ cảm phục sức viết, tâm huyết của tác giả dành cho từng truyền ngắn, nhà thơ Văn Đắc - một người bạn văn chương, đồng thời từng là thầy giáo dạy của tác giả tập truyện Tết đảo nhận định: sự thành công của truyện ngắn Lê Ngọc Minh chính là “truyện thì ngắn mà tình đời lại dài”. Từ thành công của tập truyện ngắn, hi vọng thời gian tới tác giả sẽ dành tâm huyết cho ra đời một tác phẩm dài hơi, mang tầm vóc xã hội.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phạm Duy Phương chúc mừng thành công của nhà văn Lê Ngọc Minh và tập truyện ngắn Tết đảo. Nhân dịp này, Chủ tịch Hội cũng đề nghị các văn, nghệ sĩ xứ Thanh sẽ dành nhiều tâm huyết, thời gian, cảm xúc cho những sáng tác về Thanh Hóa thân yêu. Để từ đó góp phần cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ từng mong muốn.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]