(vhds.baothanhhoa.vn) - Cả nước đang “sôi sục” phong trào phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với một niềm tin chiến thắng. Trong "cuộc chiến" này, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có cách làm riêng của mình. Không đứng ngoài cuộc, các văn nghệ sĩ cũng trở thành những “chiến sỹ” chống “giặc Covid-19” có hiệu quả. Những bài hát, vần thơ giản dị, sâu sắc, mượt mà, dí dỏm dễ đi vào lòng người đọc, công chúng. Qua đó, góp phần cổ vũ tích cực cho toàn xã hội đoàn kết và có niềm tin vững chắc, cùng chung tay chiến thắng đại dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều tác phẩm ra đời trong thời Covid-19

Cả nước đang “sôi sục” phong trào phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với một niềm tin chiến thắng. Trong "cuộc chiến" này, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có cách làm riêng của mình. Không đứng ngoài cuộc, các văn nghệ sĩ cũng trở thành những “chiến sỹ” chống “giặc Covid-19” có hiệu quả. Những bài hát, vần thơ giản dị, sâu sắc, mượt mà, dí dỏm dễ đi vào lòng người đọc, công chúng. Qua đó, góp phần cổ vũ tích cực cho toàn xã hội đoàn kết và có niềm tin vững chắc, cùng chung tay chiến thắng đại dịch.

Lê Thị Hoa là một trong số những người làm công tác văn hóa có tuổi đời còn trẻ. Sinh năm 1984 trong một gia đình nhà nòi, bố là nghệ nhân nên chị tiếp xúc với âm nhạc, với những làn điệu chèo ngay từ khi còn nhỏ. Học xong, trở về quê, chị cũng tham gia CLB Chèo Hà Tân (Hà Trung) từ khá sớm. Hiện là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hà Tân, nhưng đam mê và yêu thích âm nhạc thì chưa bao giờ ngưng cháy, chính vì thế mà để tuyên truyền đến mọi người trong việc phòng chống dịch Covid-19, chị đã soạn lời và hát bài “Cùng chung tay chống Covid”. Ngoài ra chị cũng đã soạn lời cho 3 bài làn điệu chèo và ca trù. Những bài hát này đã được thu âm, thu hình và phát sóng trên loa tuyên truyền lưu động. Chị tâm sự: "Chúng ta ai cũng nhận thấy mức độ lây lan chóng mặt của chủng virus này, tôi là người yêu nghệ thuật, vì thế tôi muốn thông qua các làn điệu nghệ thuật truyền thống để góp phần nhỏ vào công tác tuyên truyền ở chính địa phương mình".

Từ thực tiễn cuộc sống, những người yêu thơ, viết thơ Thanh Hóa đã cho ra những vần thơ sinh động, dễ đi vào lòng người. Nhà thơ Trần Đàm chia sẻ: Những ngày này, ông không bước chân ra khỏi nhà. Nhiều bài thơ viết theo chủ đề “chống dịch như chống giặc” đã ra đời và bạn bè facebook là những độc giả đầu tiên. Người chia sẻ, người bình thơ, "để ít nhất mọi người thấy chúng tôi không chỉ ru rú trong nhà". Bài thơ “Tôi đã thấy”, “Nhật ký chiến dịch”, “Vè chống dịch” của ông ra đời trong hoàn cảnh đó. Từ bài thơ “Tháng ba” in trên báo Thanh Hóa thật lãng mạn và sâu lắng: Tháng ba tím ngỏ hoa xoan/ Nàng Bân chăm chỉ áo đan tặng chàng/ Khúc yêu sao cứ mơ màng/ Thời gian sao cứ vội vàng trôi nhanh” đến cái hiện thực đời sống đang len lỏi với đủ các dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới: “Cái con vi rút nhỏ li ti/ Mắt thường ta đâu nhìn thấy/ Ta chỉ nhìn thấy thế giới nhao nhác đảo điên/ Nó như ra lệnh ngừng chiến tranh... (Nhật ký chiến dịch) hay “Tôi đã nhìn thấy/ Những thiên thần áo trắng/ Bàn tay vàng ấp ủ những bàn tay/ Trái tim đỏ bao đêm ngày thổn thức/ Vì sinh linh nhân loại trận này” (Tôi đã thấy). Những bài thơ ấy cho thấy trái tim của một người thơ dù trên 80 tuổi vẫn thổn thức lo âu.

Nhà thơ Hữu Thỏa những ngày này liên tục cập nhật tin tức thời sự về dịch bệnh Covid-19. Với cảm xúc chân thành, ông đã cho ra “lò” nhiềubài thơ. Bài thơ “Vào tâm bão” in trong số tháng 4 của Tạp chí Xứ Thanh cho thấy trong hoàn cảnh dẫu khắc nghiệt ấy, người ta vẫn bất chợt nhận ra cái đẹp của cuộc sống. Là cái dịu ngọt của hương hoa bưởi, hay ánh mắt bối rối của một ai đó: “Tháng tư về có ai gọi tên tôi/ Mà dịu ngọt bên thềm hương hoa bưởi/ Hoa nói gì mà mắt ai bối rối/ Khẩu trang choàng cho ánh mắt long lanh”. Đây là những dòng thơ ông dành tặng bác sĩ Trần Văn Bắc người đã nhận nhiệm vụ sang tâm dịch Vũ Hán để đưa người Việt Nam về nước.

Với quan niệm, thơ không chỉ là chuyện mây gió, các nhà thơ không thể chỉ biết ngắm nhìn và hưởng thụ cái đẹp mà phải có trách nhiệm song hành cùng đất nước, dân tộc. “Covid-19 xảy ra, bản thân tôi luôn theo dõi tình hình thời sự đất nước, ở đó là những tấm gương của các bác sĩ, các chiến sĩ, và tất cả mọi người dân. Họ là những anh hùng trên tuyến đầu chống dịch. Và với tinh thần cổ vũ, ngay từ những ngày đầu của “cuộc chiến” ông đã viết “Tình người giữa thời Covid”, sau đó là “Ôi đẹp quá, những ngày ta chống dịch” thể hiện niềm tin rằng nhân dân ta, đất nước ta sẽ chống dịch thành công. Với bài“Hỏi”: “Tôi hỏi trời, Covid từ đâu sinh ra/ Trời cứ lặng im/ Cõi thiên đường không nói”... là sự chất vấn chính mình, chất vấn nhân loại về nguyên nhân từ đâu để có một thứ dịch bệnh khủng khiếp sinh ra. Liệu có sự lạc đường lạc lối hay chỉ là những toan tính gian tham: “Tôi hỏi người Covid từ đâu sinh ra/ Người đang vội choàng khẩu trang/ Che trái đất tang thương”.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, nhà thơ Hữu Thỏa đã sáng tác được hơn 6 bài thơ.Với quan niệm thơ là nỗi buồn niềm vui của nhân dân, nhà thơ Hữu Thỏa đã đưa tính thời sự và tính chiến đấu vào thơ rất nhẹ nhàng mà đầy hiệu quả. Ông cười cười chia sẻ: Thơ “dịch” cũng là thơ, nếu như bác sĩ góp phần vào việc chữa bệnh cứu người, lực lượng vũ trang đảm bảo nơi ăn chốn ở cho người cách ly thì tôi nghĩ rằng, nếu mỗi nhà thơ đều góp một bài thơ để cổ vũ tinh thần chống dịch thì thật tuyệt vời. Ấy thế Bác Hồ mới nói: Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Nhà thơ Thy Lan - Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa, Tổng biên tập Tạp chí Xứ Thanh cho biết, thời gian qua tạp chí nhận được nhiều bài thơ, bản nhạc về đề tài Covid-19. Điều đó khẳng định các nghệ sĩ là những người luôn bám sát hơi thở cuộc sống. Chị cũng cho biết: Trong thời gian tới, nhiều tác giả “nung nấu” về đề tài này sẽ ra mắt các sáng tác của mình. Nhất là từ khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động... để chiến thắng dịch Covid-19. Lúc này mỗi nhà thơ, người yêu thơ cũng là một “chiến sỹ” trên mặt trận tuyên truyền, cổ vũ nhân dân phòng, chống dịch bệnh.

Chi Anh


Chi Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]