(vhds.baothanhhoa.vn) - Các trường THPT ở TP Thanh Hóa đã công bố điểm chuẩn đầu vào, nhưng một người quen vẫn đề nghị bằng cách nào đó giúp con chị vào học ở một trường công. Tôi trả lời để đưa con chị vào học ở trường công là không thể. Điểm thi của cháu cách điểm chuẩn nguyện vọng 2 tới hơn 1 điểm, nói thật có là lãnh đạo ngành giáo dục thì cũng không thể làm được việc sai trái ấy, chị đừng nghĩ đến chuyện chạy chọt, nhờ vả nữa. Chị vẫn không thôi năn nỉ và ý tứ rằng nếu phải huy động kinh phí, chị sẵn sàng. Bực mình, tôi nói thẳng ra rằng có rất nhiều con đường để đi, vì sao chị cứ nhất mực phải vào trường công.

Vào trường tư

Các trường THPT ở TP Thanh Hóa đã công bố điểm chuẩn đầu vào, nhưng một người quen vẫn đề nghị bằng cách nào đó giúp con chị vào học ở một trường công. Tôi trả lời để đưa con chị vào học ở trường công là không thể. Điểm thi của cháu cách điểm chuẩn nguyện vọng 2 tới hơn 1 điểm, nói thật có là lãnh đạo ngành giáo dục thì cũng không thể làm được việc sai trái ấy, chị đừng nghĩ đến chuyện chạy chọt, nhờ vả nữa. Chị vẫn không thôi năn nỉ và ý tứ rằng nếu phải huy động kinh phí, chị sẵn sàng. Bực mình, tôi nói thẳng ra rằng có rất nhiều con đường để đi, vì sao chị cứ nhất mực phải vào trường công.

Vào trường tư

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thời chúng tôi học THPT vừa có hệ công lập vừa có hệ bán công. Nhóm chúng tôi có mấy bạn không đậu vào trường công lập nên vào học hệ bán công, thậm chí có bạn học bổ túc văn hóa. Chúng tôi từng thân nhau ở trường THCS, nhưng lên THPT do học khác trường, ngược đường đi học, nên ít chuyện trò. Dĩ nhiên lịch học và kiến thức mà giáo viên dạy cũng có khác nhau ít nhiều. Các bạn bên cạnh học văn hóa, được học thêm nghề. Và có lẽ chính việc học nghề đã giúp các bạn sớm trưởng thành hơn, thậm chí sớm có thu nhập. Rồi ra trường, mỗi đứa chọn một hướng đi riêng. Trong số bạn học hệ bán công, bổ túc văn hóa có những bạn khá thành công, mở doanh nghiệp và làm chủ. Một dịp hội khóa THCS chúng tôi bất ngờ khi trong số bạn học cũ có Thắng hiện là chủ một doanh nghiệp lớn ở phía Nam. Thắng nói mình có chút tự ti vì không được học hệ công lập, nhưng không xấu hổ. Cậu học bằng những gì có thể, sau đó học nghề, đi lên từ người thợ và trưởng thành làm chủ doanh nghiệp. Hội khóa, Thắng là cái tên được nhiều bạn nhắc đến bằng sự nể phục, dù trong số chúng tôi cũng có những bạn thành công, nhưng Thắng được nhà trường vinh danh ở hạng mục vượt khó. Xuất phát điểm là khác nhau, nhưng đích đến thì giống nhau, đều hướng đến sự thành công. Điều rút ra là tinh thần, thái độ học tập mới là điều quan trọng nhất để xác lập tương lai.

Tôi kể câu chuyện ấy với vị phụ huynh kia và khuyên chị cho con mình vào một trường tư hoặc nghiên cứu vào một trường nghề, nhưng chị chẳng buồn nghe.

Thay vì ý chí con mình nhất định phải học trường công, thậm chí trường điểm, phụ huynh nên chuẩn bị tâm thế cho một hành trình mới của con, mà đích đến có thể là trường tư, trường nghề. Những năm gần đây trên địa bàn Thanh Hóa, nhất là khu vực TP Thanh Hóa xuất hiện nhiều trường tư có chất lượng tốt. Trường tư có cơ sở vật chất phục vụ việc học tập tốt hơn hẳn một bậc, cơ bản học sinh chỉ học thêm ở trường. Nhiều trường tư đặc biệt chú ý giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn học phí ở trường tư đắt. Về vấn đề này nhiều người có con học trường tư cho biết học ở trường công nhiều học sinh vẫn phải học thêm ở bên ngoài, có cháu mức học thêm tới vài triệu đồng mỗi tháng. Học phí trường tư đắt nhưng các cháu không phải đi học thêm ở ngoài, thì chi phí nào rồi cũng giống nhau cả.

Ở nhiều thành phố lớn có những trường tư học sinh phải thi vào rất căng thẳng. Ở những thành phố đang phát triển, nhận thức về trường tư vẫn còn có những điều chưa thỏa đáng. Ngày nào đó cũng sẽ giống thành phố lớn, trường tư sẽ được lựa chọn, vậy thì tại sao nhiều phụ huynh lại không chủ động việc đó sớm hơn.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]