(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từ 2 chương trình tín dụng chính sách cho vay là hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm, qua 15 năm hoạt động, đến nay huyện Tĩnh Gia đã thực hiện 16 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 472.322 triệu đồng - là huyện có tổng dư nợ tín dụng chính sách cao nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về huyện có dư nợ tín dụng chính sách cao nhất xứ Thanh

(VH&ĐS) Từ 2 chương trình tín dụng chính sách cho vay là hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm, qua 15 năm hoạt động, đến nay huyện Tĩnh Gia đã thực hiện 16 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 472.322 triệu đồng - là huyện có tổng dư nợ tín dụng chính sách cao nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Tĩnh Gia là huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên gần 46 nghìn ha, bờ biển dài 42 km, với địa bàn hành chính gồm 34 xã, thị trấn; là huyện có đầy đủ các xã là ven biển, đồng bằng, miền núi. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 13,21% tương đương với 8.387 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 13,1% với 8.346 hộ. Với việc triển khai các chương trình tín dụng CSXH lồng ghép hiệu quả với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng nông thôn mới… đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH địa phương.

Đến nay tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện là 472.322 triệu đồng, tăng so với khi mới bắt đầu thành lập là 449.108 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 32,5%, đáp ứng cho 78.259 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn.

Từ nguồn vốn ưu đãi đã tạo thêm hàng ngàn việc làm mới, góp phần bảo tồn các làng nghề truyền thống như: Làng nghề chế biến hải sản - sản xuất nước mắm, nuôi cá lồng... số hộ thụ hưởng chương trình tín dụng hộ nghèo đã thoát nghèo là trên 30.000 hộ, có hàng chục ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện về tài chính để theo học tại các trường đại học - cao đẳng - trường nghề. Hiện, đã có hơn 3.000 HS-SV đã học ra trường và có công ăn việc làm ổn định. Số công trình nhà ở được xây dựng cho hộ nghèo là 1.218 nhà, công trình NS&VSMTNT được xây dựng là 8.746 công trình...

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ gia đình bà Hương.

Nói về chất lượng tín dụng, bà Hà nhấn mạnh: Năm 2003 khi bắt đầu thành lập, với dư nợ nhận là 22.849 triệu đồng. Trong đó nợ quá hạn là 4%, đặc biệt có một số xã nợ quá hạn trên 50% như xã Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn,Tùng Lâm, Hải Hà. Cá biệt xã Hùng Sơn nợ quá hạn 100%. Qua 15 năm hoạt động chất lượng tín dụng chính sách đã thay đổi rõ rệt, toàn huyện nợ quá hạn còn 0,14%; các xã là “vùng trũng” về chất lượng nói trên đến nay tỷ lệ nợ quá hạn còn dưới 0,5% trong số đó có xã đã có bước bứt phá quan trọng, đã đưa nợ quá hạn về 0%.

Có thể nói, tín dụng chính sách qua 15 năm đã tăng cả về số lượng và chất lượng, chất lượng được nâng lên bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện nâng cao đời sống cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hương thôn Sơn Hải, xã Ninh Hải là điển hình trong vay vốn vùng khó khăn vươn lên làm giàu, cho biết: Với số tiền vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH và một số nguồn huy động khác, gia đình đã đầu tư vào sản xuất làm nước mắm, nuôi trồng thủy hải sản. Đến nay, nguồn thu nhập từ mô hình mỗi năm cho gia đình thu nhập gần 1 tỷ đồng; đồng thời tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4-5 lao động là con em địa phương.

Có được những thành quả nêu trên bà Trần Thị Hà - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Tĩnh Gia đặc biệt nhấn mạnh vai trò, sự quan tâm sát sao của Ngân hàng CSXH tỉnh, của cấp ủy, chính quyền các cấp địa phương mà đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ hiệu quả với các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác; các Tổ TK& VV….

Thông qua hoạt động ủy thác, các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đã thực hiện tốt vai trò “cầu nối” tích cực giữa Nhà nước và nhân dân thông qua việc tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ TK&VV tại cơ sở. Từ đó, cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các tổ chức hội cũng trực tiếp tham gia vào công tác giám sát, bình xét và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng các chương trình khuyến nông, khuyến ngư vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế;…

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]