(vhds.baothanhhoa.vn) - Tôi đã nghe bài hát “Vết chân tròn trên cát" của nhạc sĩ Trần Tiến không biết bao nhiêu lần và càng rưng rưng niềm xúc cảm ấy vào những ngày tháng bảy tri ân. Những ca từ cùng với giai điệu cứ hòa quyện vào nhau, khắc họa nên hình ảnh người lính thương binh - vết chân tròn trên cát với những tình cảm thiêng liêng, xúc động. Ấy là những lời ca tiếng hát, những thanh âm trong trẻo, khí phách hào hùng, tri ân những người lính đã viết nên biết bao trang sử hào hùng của dân tộc. Bài hát chứa đựng bức thông điệp mạnh mẽ về lòng quả cảm, sự anh dũng hy sinh vì Tổ quốc của những người khoác áo lính.

“Vết chân tròn" sống mãi với thời gian

Tôi đã nghe bài hát “Vết chân tròn trên cát" của nhạc sĩ Trần Tiến không biết bao nhiêu lần và càng rưng rưng niềm xúc cảm ấy vào những ngày tháng bảy tri ân. Những ca từ cùng với giai điệu cứ hòa quyện vào nhau, khắc họa nên hình ảnh người lính thương binh - vết chân tròn trên cát với những tình cảm thiêng liêng, xúc động. Ấy là những lời ca tiếng hát, những thanh âm trong trẻo, khí phách hào hùng, tri ân những người lính đã viết nên biết bao trang sử hào hùng của dân tộc. Bài hát chứa đựng bức thông điệp mạnh mẽ về lòng quả cảm, sự anh dũng hy sinh vì Tổ quốc của những người khoác áo lính.

“Vết chân tròn sống mãi với thời gian

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bài hát “Vết chân tròn trên cát” của nhạc sĩ Trần Tiến được ông sáng tác vào khoảng năm 1981 đã đem lại cho nhiều người biết bao cảm xúc. Trong một lần dạo quanh bờ biển Tiền Hải (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), nhạc sĩ Trần Tiến đã bắt gặp những dấu nạng in hằn trên bờ cát biển. Sau đó, ông đã dò hỏi những người dân xung quanh và biết được đó là dấu nạng của một anh thương binh bị thương tật mất một chân, hằng ngày vẫn đến trường dạy học cho các em nhỏ làng biển. Trào dâng xúc động trước hình ảnh những dấu tròn trên cát và lời kể về người thầy giáo thương binh, nhạc sĩ Trần Tiến đã sáng tác bài hát khi trên đường từ bãi biển về nhà trọ, đặt tên là “Vết chân tròn trên cát”... Một bài hát về hạnh phúc, về một niềm dâng hiến, một số phận người lính - thương binh trở về đời thường thật đẹp lan tỏa mãi trong cảm xúc người nghe.

Bài hát là một câu chuyện về một người thương binh mất một chân vừa trở về từ chiến trường. Cùng đôi nạng gỗ, hằng ngày anh đến trường làng dạy học, dạy hát cho các em thơ về những bài hát quê hương...

“Vết chân tròn trên cát” là một trong những ca khúc nổi tiếng được nhiều người yêu thích bởi bài hát “đẹp” cả về giai điệu và ca từ. Hòa quyện trong đó là chất chứa tấm lòng tri ân, ngưỡng mộ những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã cống hiến tuổi xuân cho Tổ quốc. Và đặc biệt hơn, “hình mẫu” anh thương binh sau cuộc chiến trở về, vẫn tiếp tục truyền thụ những gì mình có cho các em thơ nơi trường làng. Hơn hết, đó còn là truyền cảm hứng sống, lạc quan, thanh cao và giản dị... cho người đang sống hôm nay. Giá trị bài hát được nâng tầm thành một triết lý sâu sắc và tốt đẹp.

Người thầy giáo trong âm nhạc của Trần Tiến hiện lên qua hình ảnh rất thân thương, là “vết chân tròn” trên cát trắng, anh thương binh trường làng “ôm đàn dạy các em thơ”. Hình ảnh người thương binh cần mẫn, lặng lẽ trở về dạy chữ, dạy hát, dạy những giá trị nhân văn cao cả của con người, dạy cho các em về tình yêu quê hương, đất nước... Vì lẽ đó, dấu chân đầy hình tượng về sự hy sinh cao cả ấy đã được nhạc sĩ Trần Tiến lấy làm “tứ” cho bài hát và mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, bài hát lại được nhắc đến với một tình cảm đặc biệt, để “vết chân tròn trên cát" sống mãi với thời gian...

Hồ Thu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]