(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa hiện có 56.364 cán bộ, giáo viên, người lao động (CBGV, NLĐ) công tác trong ngành giáo dục. Xác định đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW (Khóa XI), thời gian qua Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới

Thanh Hóa hiện có 56.364 cán bộ, giáo viên, người lao động (CBGV, NLĐ) công tác trong ngành giáo dục. Xác định đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW (Khóa XI), thời gian qua Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề.

Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh các đề án, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Đề án “Bố trí, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Phương án “Tuyển dụng giáo viên chất lượng cao cho khối THPT trên địa bàn”; phương án: “Tuyển dụng giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn”; Đề án “Chế độ, chính sách đối với Trường THPT Chuyên Lam Sơn và các trường THPT trên địa bàn tỉnh có học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, giai đoạn 2016 - 2020”…

Ông Vũ Mỹ Long - Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho CBGV, NLĐ luôn được tỉnh, ngành coi trọng. Các cấp công đoàn trong ngành đã phối hợp với chuyên môn bố trí, tạo điều kiện và động viên CBGV tham gia học các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, tham gia bồi dưỡng thường xuyên và các loại hình đào tạo khác để nâng cao trình độ về mọi mặt. Nhiều cơ sở đã tổ chức tốt hội thi GV giỏi cấp trường và tham gia hội thi cấp tỉnh đạt kết quả cao; động viên CBGV NLĐ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Đẩy mạnh công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý giáo dục, chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT; Kết hợp đánh giá GV gắn với chất lượng giáo dục và đánh giá, xếp loại của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ CBGV NLĐ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp GD&ĐT.

Nhiều giáo viên được vinh danh trong “Lễ tuyên dương học sinh và giáo viên đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ thi Olympic quốc tế, khu vực, quốc gia và học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2016 -2017”.

Song song với công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV, hằng năm, Sở GD&ĐT đều tiến hành rà soát, sắp xếp quy hoạch nguồn cán bộ quản lý của các đơn vị trực thuộc gắn với quy hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho đội ngũ CBGV. Cuối mỗi năm học đều tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý và thông báo kết quả đến cấp ủy, chính quyền địa phương huyện, thị, thành phố làm cơ sở để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý. Quan tâm phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Không chỉ đào tạo đội ngũ dài hạn, ngắn hạn, ngành GD&ĐT Thanh Hóa còn quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hoặc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV. Cụ thể,năm học 2016 - 2017 đã tổ chức bồi dưỡng công tác quản lý giáo dục cho 304 CBGV học chương trình lớp nguồn quản lý giáo dục; 21 CBGV được đi học lớp cao cấp và trung cấp chính trị; 10 cán bộ được đi học lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên; đã mở 19 đợt bồi dưỡng với tổng số trên 15.000 lượt CBGV tham gia, trong đó giáo dục mầm non tổ chức 3 đợt với gần 1.200 CBGV; giáo dục tiểu học tổ chức 6 đợt với gần 2.000 CBGV; giáo dục trung học tổ chức 10 đợt với gần 12.000 CBGV…

Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đội ngũ nhà giáo ở Thanh Hóa đã không ngừng tự học, tự rèn để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật sư phạm, nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, qua đó đã xuất hiện thêm nhiều tấm gương nhà giáo vượt khó vươn lên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được học sinh và nhân dân tin yêu, quý trọng.

Các thầy, cô giáo luôn tận tâm với các em học sinh. (Ảnh: Đ.Đ)

Bên cạnh đó, ngành cũng luôn khuyến khích, động viên CBGV tự học, tự rèn để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý. Đội ngũ nhà giáo tỉnh nhà đã chú trọng vận dụng tri thức, công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng là một hình thức sáng tạo. Toàn ngành đã có hơn 3.625 sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên trong năm học 2015 - 2016 được Hội đồng khoa học ngành cấp tỉnh đánh giá và xếp loại; đã thu nhận 3.100 SKKN năm học 2016 - 2017 của cán bộ, giáo viên trong tỉnh đã được Hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá, xếp loại A…

Đến nay, chất lượng đội ngũ nhà giáo đã có những chuyển biến tích cực, hầu hết các chỉ tiêu về đào tạo bồi dưỡng đều tăng. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng cao. Giáo dục mầm non đạt chuẩn 99,8% (trên chuẩn là 73,6%); giáo dục tiểu học đạt chuẩn 99,9% (trên chuẩn 79,3%); THCS đạt chuẩn 98,8% (trên chuẩn 35,9%); THPT đạt chuẩn 99% (trên chuẩn 8,7%).

Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, ngành GD&ĐT sẽ đổi mới công tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh thời kỳ CNH-HĐH. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]