(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước những hủ tục cũ “trói buộc” người Mông khiến cho cuộc sống bà con chìm mãi trong đói nghèo, lạc hậu, ngày 25/6/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 2181/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020” đã thổi một luồng sinh khí, giúp Mường Lát quyết tâm xóa bỏ hủ tục. Gần 5 năm thực hiện đề án này cùng với sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, trong đó có vai trò tiên phong của Đảng, những hủ tục lạc hậu trong tang ma đồng bào Mông đang dần được đẩy lùi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xóa hủ tục lạc hậu trong tang ma đồng bào Mông Mường Lát: Gian nan cuộc hành trình (Kỳ 3) “Chìa khóa” giúp Mường Lát xóa bỏ hủ tục trong tang ma đồng bào Mông

Trước những hủ tục cũ “trói buộc” người Mông khiến cho cuộc sống bà con chìm mãi trong đói nghèo, lạc hậu, ngày 25/6/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 2181/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020” đã thổi một luồng sinh khí, giúp Mường Lát quyết tâm xóa bỏ hủ tục. Gần 5 năm thực hiện đề án này cùng với sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, trong đó có vai trò tiên phong của Đảng, những hủ tục lạc hậu trong tang ma đồng bào Mông đang dần được đẩy lùi.

Thổi luồng sinh khí

Là người Mông đầu tiên đi tiên phong xóa bỏ hủ tục tang ma của dân tộc mình, ông Lâu Minh Pó - Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát, cũng phải thừa nhận rằng: Nếu không có Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020” do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì thì dù cố gắng cỡ nào, ông và mấy cán bộ cũng không thể xóa được hủ tục tang ma của người Mông. Bởi theo ông Pó, khi những hủ tục đã trở thành luật tục và “ăn sâu, bén rễ” trong đời sống tâm linh của người Mông, việc xóa bỏ được ví như... “cuộc cách mạng”. Vì vậy, ngoài phải có thời gian, kinh phí, cách làm, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo và vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị các cấp thì hủ tục tang ma mới mong xóa bỏ được. Việc tỉnh quyết định phê duyệt Đề án và kèm theo đó là nguồn kinh phí hỗ trợ đã thổi một luồng sinh khí vì đáp ứng được những yêu cầu trên.

Ông Lâu Minh Pó (người mặc áo trắng) - Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát trực tiếp đến đám tang vận động tang chủxóa bỏ hủ tục.

Được biết, Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020” trong đó, giai đoạn 1 (2013 - 2015) thực hiện tại xã Pù Nhi, đến giai đoạn 2 (2016-2020) sẽ triển khai, nhân rộng ở 39 bản Mông còn lại thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn. Theo đó, trong giai đoạn 1 của đề án, 7 bản người Mông của xã Pù Nhi, phải hoàn thành quy hoạch và xây dựng được 7 nghĩa địa tập trung cũng như làm đường giao thông đến các nghĩa địa. Đồng thời, có trên 50% số người chết được khâm liệm và đưa vào quan tài sau khi chết từ 6-12 giờ và chôn cất tại nghĩa địa tập trung của thôn, bản. Thời gian người chết được chôn cất tại nghĩa địa tập trung không để quá 48 giờ (tính từ khi chết). Đối với người Mông, vai trò của trưởng dòng họ và người có uy tín đặc biệt quan trọng và việc có xóa được hủ tục tang ma hay không đều phụ thuộc vào họ. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, vận động như thế nào để 100% các đối tượng này cam kết thực hiện tang ma theo nếp sống mới. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phấn đấu hết giai đoạn 1 của Đề án sẽ có 100% bản người Mông xã Pù Nhi xây dựng quy ước nếp sống văn hóa trong tang lễ.

Từ chỉ tiêu đặt ra, thực hiện trong giai đoạn 1, sẽ tạo đà để giai đoạn 2 của Đề án 46 bản Mông (7 bản xã Pù Nhi và 39 bản thuộc các huyện Mường Hóa, Quan Hóa, Quan Sơn) đạt 100% đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa. Và 100% bản Mông (của 39 bản) xây dựng được nghĩa địa tập trung cũng như đường giao thông từ bản ra nghĩa địa. Góp phần vào sự thành công của Đề án, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan: Tài chính; KH&ĐT; VH,TT&DL; Y tế; TN&MT dựa trên chức năng, nhiệm vụ của mình cùng với Ban Dân tộc thực hiện tốt các nội dung đề án. Đồng thời, tỉnh bố trí nguồn kinh phí 3.667,3 triệu đồng. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề án với một số nội dung cần được đầu tư, hỗ trợ như: Hỗ trợ tuyên truyền; hỗ trợ quy hoạch hệ thống nghĩa địa; hỗ trợ thôn, bản và gia đình tang chủ tổ chức tang lễ.

Và hệ thống chính trị vào cuộc

Được chọn là mô hình điểm thực hiện đề án nên khi có hướng dẫn của Ban Dân tộc và “Ban Vận động, tuyên truyền” huyện Mường Lát, xã Pù Nhi đã nhanh chóng thành lập “Ban Vận động, tuyên truyền” do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó ban, thành viên là Phó Chủ tịch phụ trách văn xã, cán bộ văn hóa, Trưởng các đoàn thể, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản và trưởng dòng họ, người có uy tín. Ở các thôn, bản gọi là “Tổ Vận động, tuyên truyền” do Bí thư Chi bộ hoặc Trưởng bản làm tổ trưởng; Tổ phó là trưởng các dòng họ và người có uy tín, các thành viên là cán bộ phụ trách khối đoàn thể.

Theo ông Lâu Gia Pó, Bí thư Đảng ủy - Trưởng Ban tuyên truyền, vận động xã Pù Nhi: Trong số 6 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn xã ông, người Mông chiếm 74,5% dân số và tỷ lệ hộ nghèo luôn đứng “đội sổ” với 72% trong số hộ nghèo của toàn xã. Nguyên nhân khiến cho người Mông có tỷ lệ hộ nghèo cao và nhiều nhất xã được ông Pó khẳng định: Có phần của những hủ tục tang ma với việc giết mổ nhiều gia súc, gia cầm. Vì vậy, khi địa phương ông được chọn làm mô hình điểm, ông và những người Mông có tư tưởng muốn xóa bỏ hủ tục tang ma của dân tộc mình, phấn khởi lắm. Tuy nhiên, cái khó của địa phương khi bắt tay thực hiện đề án đó là: Tư tưởng không muốn xóa những hủ tục mà họ coi là “báu vật” của tổ tiên, bao đời truyền lại. Bên cạnh đó, cả 7 bản đều không có đất quy hoạch nghĩa địa... Trước những khó khăn trên, Ban Dân tộc cùng các sở, ngành liên quan, huyện Mường Lát và Đồn Biên phòng Pù Nhi đã phối hợp vào cuộc tích cực cùng chính quyền địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn.

Để có đất quy hoạch nghĩa địa phù hợp với nguyện vọng đa số người dân trong bản, phòng TN&MT cùng chính quyền xã Pù Nhi, cán bộ thôn và trưởng dòng họ, người có uy tín trong bản đã đến từng hộ gia đình có diện tích đất nằm trong quy hoạch vận động, thuyết phục họ nhường đất, hoặc đổi đất. Bằng cách làm này, cả 7/7 bản ở Pù Nhi đã quy hoạch và xây dựng được nghĩa địa tập trung cũng như đường giao thông đến nghĩa địa. Giúp người Mông nhận thức được rằng, những hủ tục lạc hậu trong tang ma của dân tộc mình cần phải được xóa bỏ, Ban Dân tộc đã phối hợp với huyện, xã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về nếp sống văn hóa trong việc cưới, tang. Đồng thời cũng chỉ ra rằng, những hủ tục tang ma, với việc giết mổ nhiều trâu bò; người chết không được bỏ vào quan tài và để lâu ngày trong nhà... không chỉ khiến đời sống bà con triền miên trong đói nghèo lạc hậu mà môi trường, sức khỏe cũng bị đe dọa. Vì vậy, bà con cần tham gia tích cực xóa bỏ hủ tục, xây dựng cuộc sống ấm no, bản làng văn minh, hiện đại. Đối với những người có tư tưởng “bảo thủ”- tập trung chủ yếu ở lớp người cao tuổi, trưởng dòng họ, Ban Tuyên truyền, Vận động các cấp và Tổ Tuyên truyền, Vận động của bản cùng cán bộ Đồn Biên phòng Pù Nhi đến từng hộ gia đình vận động, thuyết phục họ từ bỏ hủ tục, thực hiện tang ma theo nếp sống mới. Ngoài tuyên truyền ngay tại địa phương, Ban Dân tộc tỉnh còn tổ chức cho trưởng các dòng họ, người có uy tín đi tham quan những mô hình tiêu biểu thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông tại một số địa phương ở tỉnh Hà Giang.

Từ thực tế mắt thấy, tai nghe ở những bản người Mông của tỉnh Hà Giang, rồi hiệu quả của những buổi tuyên truyền trước đó, nhiều người Mông thấy rằng, hủ tục tang ma của dân tộc mình cần thiết phải được xóa bỏ. Khi nhận thức được nâng lên, việc xóa bỏ hủ tục tang ma đã có nhiều thuận lợi. Đặc biệt, với chính sách hỗ trợ 8 triệu đồng cho gia đình tang chủ thực hiện tang ma theo nếp sống mới (trong đó 5 triệu hỗ trợ mua quan tài, 3 triệu cho gia đình tổ chức tang lễ) có ý nghĩa to lớn trong việc động viên, khích lệ người dân. Vì vậy, hết năm 2015, Pù Nhi có 70% (trong khi mục tiêu Đề án là 50%) số người chết được khâm liệm, đưa vào quan tài và đi chôn đảm bảo thời gian, nơi chôn cất theo quy định.

Nhiều đám tang ở đồng bào Mông huyện Mường Lát đã được thực hiện theo nếp sống mới.

Thành công của Pù Nhi đã giúp tỉnh triển khai, nhân rộng mô hình đến 39 bản Mông còn lại trên địa bàn Thanh Hóa. Đồng thời, Pù Nhi trở thành điểm sáng được tỉnh chọn để 39 bản Mông đến tham quan, học tập. Học cách làm của Pù Nhi, từ năm 2016 đến nay, các Ban “Tuyên truyền, Vận động” của xã cho đến các “Tổ Tuyên truyền, Vận động” thôn, bản có người Mông trên địa bàn đã vào cuộc tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tang ma theo nếp sống mới và đem lại thành công. Hiện nhiều bản người Mông thuộc các xã Nhi Sơn, Trung Lý... đã thực hiện tang ma theo nếp sống mới đạt khoảng 80%. Riêng xã Pù Nhi - địa phương được chọn là mô hình điểm thực hiện Đề án, đến thời điểm tháng 6/2018 đã có 90% đám tang thực hiện theo nếp sống mới.

Dù đề án chưa đi hết chặng đường, song với những gì các cấp ủy, chính quyền và người dân Mường Lát đã nỗ lực cố gắng xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong tang ma rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế trong số 40 bản người Mông trên địa bàn huyện Mường Lát còn 16 bản chưa đăng ký thực hiện đề án, việc xóa bỏ hủ tục tang ma ở những bản này được thực hiện ra sao, khi mà, 24 bản đăng kí thực hiện đề án nhưng vẫn còn nhiều trưởng dòng họ không chịu bỏ hủ tục như dòng họ: Sùng, Thào, Hơ... ở các bản trên địa bàn xã Trung Lý. Hay có bản nằm trong đề án nhưng đến nay cả bản vẫn chưa thực hiện tang ma theo nếp sống mới như bản Pù Đứa (xã Quang Chiểu). Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hỗ trợ trong giai đoạn 2 (từ 2016 - 2020) có hạn. Vì vậy, nguồn kinh phí này chỉ được dành hỗ trợ phần nào đó cho công tác tuyên truyền. Số còn lại chủ yếu hỗ trợ gia đình tang chủ thực hiện tang ma theo nếp sống mới. Việc quy hoạch và xây dựng nghĩa địa tập trung cũng như đường giao thông đến nghĩa địa ở các địa phương thực hiện giai đoạn 2 của đề án không còn kinh phí hỗ trợ nên địa phương tự lo... Đây thực sự là thách thức lớn đối với một huyện nghèo như Mường Lát. Vậy nên, gỡ “nút thắt” như thế nào để Mường Lát không còn hủ tục lạc hậu trong tang ma đang là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa từ phía tỉnh cũng như sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị từ huyện, xã, thôn bản huyện Mường Lát.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]