(vhds.baothanhhoa.vn) - James Borton là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu độc lập về chính sách môi trường và cũng là cựu phóng viên thường trực nước ngoài của tờ The Washington Times. Với kiến thức, kinh nghiệm thực địa ở những ngư trường lâu đời của Việt Nam, trò chuyện với nhiều thuyền trưởng, ngư dân và các chuyên gia về môi trường, đại dương của Việt Nam; bằng tình yêu và trách nhiệm với các vấn đề hệ trọng của biển Đông, James Borton đã viết cuốn: “Xoay chuyển tình hình biển Đông vì một tương lai bền vững”.

Xoay chuyển tình hình biển Đông vì một tương lai bền vững

James Borton là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu độc lập về chính sách môi trường và cũng là cựu phóng viên thường trực nước ngoài của tờ The Washington Times. Với kiến thức, kinh nghiệm thực địa ở những ngư trường lâu đời của Việt Nam, trò chuyện với nhiều thuyền trưởng, ngư dân và các chuyên gia về môi trường, đại dương của Việt Nam; bằng tình yêu và trách nhiệm với các vấn đề hệ trọng của biển Đông, James Borton đã viết cuốn: “Xoay chuyển tình hình biển Đông vì một tương lai bền vững”.

Xoay chuyển tình hình biển Đông vì một tương lai bền vững

Nhận định về vị trí biển Đông, tác giả James Borton viết: Trên bản đồ thế giới, biển Đông xuất hiện như một đốm màu xanh lam nằm giữa các rạn san hô, đảo, bán đảo và núi đã tạo thành khu vực Đông Nam Á, ngăn cách Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Vùng biển rộng hơn 3,6 triệu km2 là con đường huyết mạch vận chuyển hơn 5000 tỷ đô-la hàng hóa mỗi năm và cung cấp khoảng 12% sản lượng đánh bắt cá của cả thế giới.

Thế nhưng, biển Đông hiện đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng trong bối cảnh môi trường ngày càng xuống cấp vì biến đổi khí hậu, tình trạng axit hóa đại dương, ô nhiễm nhựa, lấn biển, khai thác quá mức và áp lực dân số từ tất cả các quốc gia bao quanh nó. Và thực tế, biển Đông bị khai thác quá mức một cách nghiêm trọng với trữ lượng cá đang giảm từ 70% đến 95% trong 40 năm qua. Bằng kinh nghiệm và nhãn quan của mình, tác giả cho rằng: chừng nào xung đột ở vùng biển tranh chấp này còn tiếp diễn, chừng đó việc điều tiết hoạt động đánh bắt vẫn gần như bất khả thi.

Sách được chia thành 3 phần gồm: ghi chép thực địa; chính trị sinh thái và ngoại giao khoa học. Người đọc hiểu rằng: có những điểm chung có thể dẫn đến sự chuyển đổi về mặt chính sách, thậm chí là mang tới giải pháp cho các xung đột trên biển. Giải pháp ấy không có gì khác ngoài ngoại giao khoa học. Vậy dưới điểm nhìn của tác giả, ngoại giao khoa học bản chất là gì, cách thức vận hành là gì?

Thứ nhất đó là vấn đề dữ liệu. Theo tác giả, việc nâng cao hiểu biết toàn cầu về các đại dương và giá trị của chúng sẽ phụ thuộc vào những đổi mới giúp loại bỏ rào cản trong việc truy cập dữ liệu biển mà các quốc gia sử dụng đang rất cần. Các mạng lưới dữ liệu đại dương sẽ đảm bảo quá trình giám sát phối hợp vì sự an toàn trên biển và dự báo bão.

Với vai trò là một trong những hệ sinh thái biển lớn quan trọng nhất thế giới, giàu tài nguyên sinh vật biển và là nguồn sinh kế chính của các cộng đồng địa phương ở các quốc gia ven biển Đông, nên theo tác giả: các nhà hoạch định chính sách đang lưu ý đến sự cần thiết của việc tạo ra nhiều khu bảo tồn biển hơn. Các khu bảo tồn biển được bảo vệ là công cụ mới để quản lý và bảo vệ biển. Mục đích của những khu bảo tồn biển này, đôi khi được gọi là Khu bảo tồn sinh thái hoặc khu vực cấm đánh bắt là tăng cường bảo tồn các tài nguyên biển.

Câu chuyện tại Việt Nam cũng được tác giả cho biết dưới góc nhìn khách quan truyền cảm hứng. Việt Nam là nước nhanh chóng triển khai chương trình về khu bảo tồn biển kiểu mẫu của riêng mình. Cù Lao Chàm nằm cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 20km là một ví dụ. Cù Lao Chàm là khu bảo tồn biển được tỉnh Quảng Nam thành lập năm 2005. Đến năm 2009, khu vực này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Phần cuối của cuốn sách rất có giá trị khi khuyến cáo một số giải pháp xây dựng lòng tin từ phía các nhà khoa học biển và các nhà hoạch định chính sách. Có thể kể đến như: thiết lập quyền tự do nghiên cứu khoa học tại các đảo san hô và đảo nhân tạo đang tranh chấp; thành lập một hội đồng khoa học biển trong khu vực; thúc đẩy đối thoại về kế hoạch xây dựng một công viên hòa bình trên biển.

Ngoại giao khoa học mang lại hy vọng trong việc bảo vệ các thánh đường san hô, môi trường sống ở biển và các loài cá. Bởi xét đến cùng, biển Đông đang cung cấp khoảng 12% sản lượng đánh bắt cá của cả thế giới. Cơ chế ngoại giao này không chỉ giải quyết một cách hiệu quả các tranh chấp ở biển Đông mà còn có thể là chìa khóa xây dựng hòa bình cho các xung đột môi trường tương tự khác.

Nguyễn Hường (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]