(vhds.baothanhhoa.vn) - Kỷ luật học sinh mắc lỗi là điều cần thiết, nhưng những phương pháp kỷ luật cũ dường như đã không còn hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Phải chăng các nhà trường cần có biện pháp kỷ luật nhân văn hơn việc viết bản kiểm điểm, lao động công ích hay nêu tên trước trường?

Xử phạt nghiêm khắc liệu còn phù hợp trên giảng đường

Kỷ luật học sinh mắc lỗi là điều cần thiết, nhưng những phương pháp kỷ luật cũ dường như đã không còn hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Phải chăng các nhà trường cần có biện pháp kỷ luật nhân văn hơn việc viết bản kiểm điểm, lao động công ích hay nêu tên trước trường?

Xử phạt nghiêm khắc liệu còn phù hợp trên giảng đường

Hai mươi năm trước, khi tôi còn là cậu học trò lớp 3, đã phải viết bản kiểm điểm vì “nói chuyện riêng trong giờ học”. Để xin được chữ ký của mẹ trên tấm bản kiểm điểm trước khi nộp cho cô giáo, tôi phải chịu thêm 1 trận đòn. Từ sau đó, tôi không còn nói chuyện nhiều trên lớp nữa.

Năm học lớp 6, vì nhiều lần quên đi dép quai hậu đến trường, tôi bị phạt ở lại quét sân sau giờ học. Giải trình với mẹ vì việc về muộn, tôi tiếp tục bị mắng 1 trận no. Sau hôm ấy tôi đã chú ý hơn về trang phục của mình khi đến lớp.

Bạn tôi ngày học lớp 8, vì xảy ra xô sát với một bạn khác lớp bên cạnh, đã bị mời phụ huynh lên làm việc. Thầy hiệu trưởng sau đó đưa lời nhắc nhở trong buổi chào cờ sáng thứ 2. Bạn tôi xấu hổ, cũng không còn dám hành động lỗ mãng.

Song, các bậc phụ huynh hiện nay, dường như không còn ủng hộ cách giáo dục nghiêm khắc như ngày trước. Việc cô giáo gõ vào tay vì viết xấu khi tập viết đã không còn xảy ra trên bục giảng. Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tạo ra nhiều thay đổi, việc “bêu” tên, phê bình các em trước toàn trường từng rất phổ biến, nay không còn phù hợp.

Nếu ngày xưa học sinh bị phê bình, bắt quỳ gối ở sân trường thì chỉ có cả trường biết. Bây giờ hình ảnh và video sẽ được ghi lại, lan truyền trên Facebook, Instagram và các nền tảng khác khiến các em học sinh xấu hổ, thậm chí cảm thấy nhục nhã. Áp lực khủng khiếp của mạng xã hội thậm chí khiến người lớn chúng ta còn khó đứng vững, các em học sinh đang ở độ tuổi mới lớn lại càng khó kiểm soát hơn.

Xử phạt nghiêm khắc liệu còn phù hợp trên giảng đường

Đánh giá sự khác biệt giữa tâm lý, môi trường học tập của học sinh qua các thế hệ, rõ ràng, học sinh mắc lỗi bị xử phạt là cần thiết, nhưng thái độ và sự đồng hành của giáo viên, nhà trường trong và sau lúc phạt cũng rất quan trọng.

Một số trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã không còn áp dụng những biện pháp kỷ luật cũ với học sinh, thay vì bắt các em lao động công ích 1 buổi chiều, nhà trường yêu cầu các em đến thư viện trường đọc một cuốn sách và viết cảm nhận của mình về cuốn sách đó.

Rõ ràng, việc đọc sách giúp các em hiểu hơn ý nghĩa của các giá trị sống, qua đó xác định thái độ sống và hành vi ứng xử phù hợp. Việc nhà trường thay đổi hình thức kỷ luật học sinh từ lao động công ích thành yêu cầu đọc sách giúp việc xử phạt học sinh trở nên nhẹ nhàng hơn nhưng có hiệu quả lâu dài.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP Hồ Chí Minh) - ngôi trường đã thay đổi biện pháp xử phạt học sinh nói trên chia sẻ: Việc đổi mới này nhằm “đánh” sâu hơn vào nhận thức của các em nhưng không tạo tâm lý nặng nề, căng thẳng. Thay vào đó, học sinh được rèn luyện thói quen đọc sách, tiếp nhận các bài học về đạo đức một cách nhẹ nhàng, dễ chịu.

Xử phạt nghiêm khắc liệu còn phù hợp trên giảng đường

Một nhà trường xử phạt học sinh bằng cách yêu cầu đọc một cuốn sách và viết cảm nhận về cuốn sách đó.

Sau khi đọc sách, học sinh được yêu cầu viết bài cảm nhận, nêu lên suy nghĩ của bản thân trước các hành vi chưa phù hợp trong xã hội. Qua đó, thầy cô và cha mẹ hiểu hơn về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của các em để có sự định hướng và đồng hành phù hợp.

Xã hội ngày càng thay đổi, cách giáo dục cũng không thể mãi theo lối mòn. Có biện pháp xử lý kỷ luật đúng đắn, không chỉ giúp môi trường học bớt đi 1 hành vi thiếu chuẩn mực mà còn đem lại tác động tích cực lâu dài.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]