Bài học kinh nghiệm quý trong phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa đã biết phát huy lợi thế của kinh tế biển phát triển sản phẩm OCOP và đã có 2 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao - sản phẩm 5 sao duy nhất Thanh Hóa đạt được sau 5 năm nỗ lực thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Các sản phẩm của Lê Gia trong chuỗi chu trình sản xuất khép kín nhưng lại tiếp cận rộng đến khách hàng.
Ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia cho rằng: Trong Chương trình OCOP, Nhà nước đóng vai trò tạo ra “sân chơi" bằng cách ban hành các cơ chế, chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển còn chủ thể phải đóng vai trò chính trong sân chơi này.
Chủ thể phải tự quyết định lựa chọn và phát triển sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh và năng lực lõi của mình. Đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự thành công bền vững của sản phẩm và chương trình. Khi các nguồn lực chưa đủ thì cái duy nhất cần tập trung là tập trung để phát triển sản phẩm một cách tốt nhất. Có được sản phẩm tốt, phù hợp với phân khúc khách hàng là nền móng vững chắc để đi xa. Bên cạnh đó là phải thiết kế sản phẩm, dịch vụ theo tư duy thị trường. Vì thị trường là thước đo, mệnh lệnh điều khiển sản xuất. Tư duy thị trường quyết định tư duy sản xuất. Cũng cần lưu tâm, trong tư duy thị trường thì bản sắc, giá trị cốt lõi của sản phẩm là cái không thể xê dịch và chỉ có cải tiến để phù hợp.
Lấy ví dụ về kinh nghiệm xuất khẩu mắm tôm đi ra thế giới để minh chứng cho nhu cầu thị trường quyết định đến sản xuất. Không chỉ yêu cầu cụ thể về giá trị cảm quan, chỉ tiêu hóa lý, kích cỡ bao bì, mà cũng từ nguyên liệu ấy, thay đổi phương pháp sản xuất sẽ cho ra sản phẩm khác biệt, có thể được ưa chuộng với người dân quốc gia đó - không chỉ là cộng đồng người Việt. Như món mắm tép - ruốc ngâm - mắm tôm loãng cho người Hàn Quốc, Đài Loan...
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến trải nghiệm khách hàng. Đối với Giám đốc Lê Ngọc Anh, sản phẩm có phần cứng (là các giá trị vật lý hữu hình) và phần mềm (giá trị tăng thêm, cảm xúc bao bì, thiết kế, tính thuận tiện). Mắm Lê Gia không chỉ là thành tố quan trọng gắn liền với cuộc sống của nhiều thành viên trong chuỗi sản xuất an toàn: Ngư dân, diêm dân, người lao động làm mắm. Hiện tại, công ty đã tạo việc làm cho gần 50 lao động địa phương (bao gồm cả lao động thời vụ) với chuỗi nguyên liệu hầu hết trong địa bàn tỉnh nhà mà trong quá trình hoạt động và phát triển, cá nhân và công ty luôn gắn mình với cộng đồng dân cư địa phương, từ các hoạt động truyền thông đến các hoạt động kết nối, thúc đẩy du lịch làng nghề và tôn vinh nghề truyền thống.
Trong quá trình phát triển, gắn mình với địa phương không chỉ là minh chứng cho tính cộng đồng địa phương của sản phẩm OCOP mà còn là những giá trị mềm cạnh tranh cho sản phẩm khi đi ra biển lớn. Mô hình du lịch trải nghiệm tham quan nhà thùng mắm truyền thống Lê Gia cho du khách du lịch hè biển Hải Tiến là một minh chứng cho sự thành công của công ty.
Bài và ảnh: Đức Vũ
{name} - {time}
-
2024-11-11 09:39:00
Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
-
2024-11-08 14:47:00
Giữ nghề truyền thống mắm tép Yên Dương
-
2024-04-17 15:04:00
Xây dựng thương hiệu các sản phẩm lúa nếp
Nâng tầm sản vật quê hươnq
Cần mở rộng liên kết tiêu thụ gạo nếp Cay Nọi
Vinamilk cùng nông dân “hồi sinh” những vùng đất nghèo cằn cỗi
Trăn trở với nghề mắm truyền thống cha ông
Kẹo nhãn Châu Lang: Sự khác biệt tạo nên thương hiệu
Người phụ nữ sở hữu 2 sản phẩm OCOP 3 sao
Xây dựng thương hiệu cho mật ong
Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP
Hành trình đưa nông sản quê hương “xuất ngoại”