Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề, nghề truyền thống
Xứ Thanh giàu truyền thống văn hóa, là nơi kết tinh, hội tụ của nhiều làng nghề, nghề truyền thống. Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề, nghề truyền thống cũng chính là lưu giữ hồn cốt văn hóa nghìn đời, góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú.
Những nét hoa văn được chạm khắc tinh xảo trên từng sản phẩm tại làng nghề mộc xã Hoằng Đạt.
Làng nghề đúc đồng Trà Đông (hay còn gọi là Chè Đông), xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) có lịch sử cả nghìn năm, và đến nay vẫn được các nghệ nhân tâm huyết bảo tồn và phát huy. Theo dân gian truyền lại, từ thời nhà Lý, dòng họ Vũ đưa nghề đúc đồng về làng Chè Đông. Nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng, nghề đúc đồng ở làng Chè là do Khổng Minh Không truyền nghề. Đến thời Tự Đức (1848-1883) người dân đúc đồng làng Chè Đông lập đền thờ thánh Khổng Minh Không, vị tổ nghề đúc đồng, hàng năm vào dịp tháng giêng dân làng lại tổ chức lễ hội với nghi thức long trọng, thể hiện đặc trưng văn hóa của nghề đúc đồng.
Trải qua nhiều biến đổi của thời gian, đến nay nghề đúc đồng Trà Đông vẫn lưu giữ được những công đoạn làm thủ công, thực hiện theo phương thức cha truyền con nối. Đây là nét tinh túy mà hiếm có làng nghề nào còn giữ được. Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu (xã Thiệu Trung), để làm ra được sản phẩm, người thợ đúc đồng phải như một họa sĩ, tự mình thiết kế mẫu mã, vẽ vào khuôn đất những họa tiết đẹp mắt như gửi vào đó niềm đam mê, tâm huyết. Và dù xã hội có hiện đại đến đâu thì những người thợ làm nghề vẫn sử dụng phương pháp truyền thống để tạo ra sản phẩm. Nhưng, cũng không vì thế mà sản phẩm mất đi sức cạnh tranh trên thị trường, ngược lại các sản phẩm làm ra vẫn được đông đảo khách hàng đón nhận.
Tại Công ty TNHH Nội thất Gia Phú Thịnh, thôn Hạ Vũ 2, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa), trong cái nắng gay gắt của những ngày tháng 5, nhưng không khí làm việc tại đây vẫn rất nhộn nhịp. Bàn tay khéo léo của những người thợ mộc tỉ mỉ tô vẽ hoa văn để làm đẹp cho sản phẩm của mình. Giám đốc Công ty TNHH nội thất Gia Phú Thịnh Nguyễn Tiến Đức chia sẻ: "Nghề mộc ở đây có lịch sử hàng trăm năm, là nghề cha truyền con nối. Từ các sản phẩm thông dụng là giường, tủ, bàn, ghế đến các sản phẩm có giá trị như tranh, tượng, sập, gụ, tràng kỉ, đồ thờ cúng... đều được người thợ làm nghề chau chuốt với những nét hoa văn vô cùng độc đáo, có tính thẩm mỹ cao. Nhiều hộ đã đầu tư mua sắm máy móc, tuy nhiên để có được những sản phẩm tinh xảo và mang bản sắc riêng của làng nghề mộc Hoằng Đạt, thì yếu tố quyết định vẫn nằm ở sự tài hoa, khéo léo của những người thợ trong từng nét trạm trổ".
Huyện Hoằng Hóa hiện có 12 nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận. Trong đó, hầu hết các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đều có lịch sử hàng trăm năm, gắn với đời sống cộng đồng dân cư. Trải qua nhiều thăng trầm, nét đẹp không gian văn hóa trong các làng nghề truyền thống vẫn được các thế hệ người dân gìn giữ, phát huy trong đời sống hôm nay. Từ đó, không chỉ góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của cha ông để lại, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Để tiếp tục đưa làng nghề, nghề truyền thống ngày càng phát triển trong đời sống hiện đại, huyện Hoằng Hóa đã và đang thực hiện nhiều giải pháp như: Khuyến khích các cơ sở sản xuất nghề đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ doanh nghiệp, hộ gia đình; mời các chuyên gia, nghệ nhân có kinh nghiệm của các địa phương khác về dạy nghề, truyền nghề cho người dân...
Trải qua quá trình lao động, với bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của biết bao thế hệ cha ông đi trước đã gây dựng, truyền lại cho con cháu “nguồn vốn” bất tận cho đến ngày nay đó là các làng nghề, nghề truyền thống. Trong đó, phải kể đến các làng nghề dệt chiếu cói (Nga Sơn), làng nghề bánh tráng làng Chòm (Thiệu Hóa), làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa)... Trong quá trình tồn tại và phát triển, cùng với việc lưu truyền các bí quyết truyền nghề cho thế hệ sau, hoạt động của các làng nghề, nghề truyền thống cũng tạo ra nét văn hóa của vùng đất, mà điển hình là thơ ca, hò vè, hát đối, tục thờ tổ nghề... Để gìn giữ tinh hoa văn hóa làng nghề, các địa phương trong tỉnh đã coi trọng, tập trung đầu tư việc phát triển làng nghề, nghề truyền thống. Cùng với đó, những nét đẹp văn hóa làng nghề như phong tục, tín ngưỡng thờ tổ nghề... đã được quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị. Đồng thời, quan tâm kết hợp làng nghề gắn với hoạt động du lịch.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-12-11 09:59:00
Trưởng thôn “thắp lửa” phong trào nông thôn mới
-
2024-12-11 09:11:00
Thu phí tham quan Bảo tàng Hà Nội và 2 di tích phố cổ từ năm 2025
-
2024-05-29 09:01:00
Hiệu quả mô hình “Mẹ đỡ đầu” ở phường An Hưng
[Infographics] - Các lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy nhà độc lập hoặc liền kề
Ngành giáo dục và đào tạo huyện Cẩm Thủy đẩy mạnh chuyển đổi số
Điện lực TP Sầm Sơn đảm bảo an toàn lưới điện cho mùa du lịch biển
Bản tin Tài chính ngày 28/5: Vàng đồng loạt tăng, đồng USD trượt giá
Lừa đảo mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội chiếm đoạt tài sản
Bản tin tài chính ngày 27/5: Giá vàng được dự báo có thể giảm trong tuần mới
Tạo điều kiện thuận lợi cho người và hàng hóa qua lại Cửa khẩu phụ Khẹo
Bản tin Tài chính ngày 26/5: Giá vàng giảm so với đầu tuần
Dự báo thời tiết ngày 26/5: Dự báo thời tiết cả nước và Thanh Hóa chi tiết