(vhds.baothanhhoa.vn) - Do đương kim vô địch V.League 2017 là CLB Quảng Nam không đủ điều kiện tham dự AFC Cup (giải đấu cao nhất Châu Á cấp CLB) và đội bóng giành ngôi vị Á quân là FLC Thanh Hóa đã được Ban tổ chức lựa chọn, gửi giấy mời thay thế, đồng nghĩa đội bóng bên bờ sông Mã chính thức có cơ hội bước ra ‘biển lớn’!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bóng đá xứ Thanh ra ‘biển lớn’!

Do đương kim vô địch V.League 2017 là CLB Quảng Nam không đủ điều kiện tham dự AFC Cup (giải đấu cao nhất Châu Á cấp CLB) và đội bóng giành ngôi vị Á quân là FLC Thanh Hóa đã được Ban tổ chức lựa chọn, gửi giấy mời thay thế, đồng nghĩa đội bóng bên bờ sông Mã chính thức có cơ hội bước ra ‘biển lớn’!

Cần phải thấy rằng, AFC Cup không phải sân chơi dành cho... “con nhà nghèo” và với đa số đội bóng chuyên nghiệp ở ta, đó chưa phải là mục tiêu cần hướng tới. Trước hết, chi phí cho mỗi đội bóng tham dự (gồm ăn, ở, di chuyển...) quá lớn. Trong tương quan làng bóng nước nhà: Thu không đủ để bù chi, thậm chí chỉ có “lỗ” (nhiều ít tùy từng đội) nên chưa ông bầu nào xem AFC là mảnh đất màu mỡ để đầu tư trong góc độ “sinh lời”!

Ở góc độ khác, giữa các đội bóng V.League so với thiên hạ có sự chênh lệch khá lớn về đẳng cấp, trình độ nên chuyện một đội bóng ở ta “thất bại toàn tập” khi tham dự sân chơi này đã là câu chuyện “thường ngày ở huyện”. Đó là chưa kể đến thực tế: Do phải “xẻ thân” trên cùng lúc 2 mặt trận nên các đại diện ở giải vô địch quốc gia thường hụt hơi trong giai đoạn đầu V.League mà Hà Nội FC ở mùa giải 2017 chính là dẫn chứng điển hình.

Còn nhớ lời “than thở” của cựu HLV trưởng CLB B.Bình Dương Lê Thụy Hải cách đây vài năm: Chúng tôi “buộc phải” tham dự AFC Cup vì “trót” giành vương miện V.League.

Bởi vậy, khi lãnh đạo đội bóng xứ Thanh xác nhận sẽ tham dự AFC Cup 2018 và gấp rút tìm thầy để lấp vào khoảng trống mà nhà cầm quân tiền nhiệm Petrovic để lại, khán giả cả nước không thể không đặt ra câu hỏi: “Người xứ Thanh” được gì và mất gì khi “liều lĩnh” nhận lời mời từ Ban tổ chức giải?

Về chuyện “mất” thì như chúng tôi đã đề cập: Sẽ phải chi một ngân khoản không nhỏ khi “mang chuông đi đánh xứ người” và nhiều khả năng là những tổn thất về lực lượng, nhân sự nếu chẳng may cầu thủ dính chấn thương. Còn cái “được”, nói như các lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đó chính là cơ hội để quảng bá thương hiệu nhà tài trợ cũng như CLB.

Điều này không sai, nhưng xem ra khá... xa vời! Diễn biến sân cỏ quốc nội nhiều năm qua đã chứng minh, để “làm PR” (quảng cáo), các ông bầu thường không chọn “kênh AFC” bởi quá tốn kém và thiếu hiệu quả, nhất là khi đa phần các sản phẩm của doanh nghiệp tài trợ cho V.League chỉ tiêu thụ “loanh quanh” trong nước và hướng đến người dùng nội địa.

Cái “được” lớn nhất, theo quan điểm của chúng tôi là khi dám “vươn ra biển lớn”, chấp nhận luật chơi chung trong một sân chơi tầm cỡ (không phải một sân chơi có quá nhiều “đặc thù”, quá nhiều luật bất thành văn hay “luật ngầm” như V.League), đội bóng đã chứng tỏ được đẳng cấp của một CLB chuyên nghiệp thực sự. Chưa hết, một chuyện rất tế nhị nhưng không hiếm ở V.League là nhiều ông bầu khi “rẽ ngang” sang sân cỏ, thường đầu tư rất mạnh trong một vài mùa giải để tìm kiếm danh hiệu theo kiểu “ăn xổi” chứ không đặt mục tiêu làm bóng đá một cách dài hơi, bền vững. Chính vì vậy, sự kiện lãnh đạo FLC Thanh Hóa nhận lời tham dự AFC Cup 2018, trong một chừng mực nào đó, có thể xem là biểu hiện cho sự “gắn kết lâu dài” mà doanh nghiệp bảo trợ từng hứa hẹn với khán giả.

Ở tầm vĩ mô, từ thực tế hầu hết những đại diện V.League chỉ tham dự trong tâm thế buông xuôi, “đá cho xong” đến FLC Thanh Hóa chấp nhận “tốn kém” và chủ động tham dự... là một bước ngoặt trong tư duy của lãnh đạo CLB nói riêng, các ông bầu sân cỏ nói chung.

Quá nhiều lý do để FLC Thanh Hóa nên tham dự và không xem đó là một “cuộc dạo chơi”!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]