Cách bao sái bàn thờ trước Tết và những điều quan trọng cần lưu ý
Thường vào dịp 23 tháng Chạp (ngày ông Công, ông Táo) các gia chủ sẽ tiến hành việc bao sái, tỉa chân nhang cho ban thờ. Và việc dọn dẹp bàn thờ phải thực hiện trước đêm giao thừa.
(Ảnh: Vietnam+)
Trong văn hóa người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, tôn kính nhất, là nơi ngự vị của các bậc tổ tiên trong gia đình, thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà.
Không gian thờ tự là nơi linh thiêng, vì vậy việc giữ gìn cho bàn thờ luôn sạch sẽ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.
Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chuẩn bị cho ngày Tết, các gia đình phải hết sức cẩn trọng để tránh phạm tâm linh. Nếu không làm đúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc, vận may trong nhà.
1. Chọn ngày tốt bao sái bàn thờ
Với những ngày thường, người nhà có thể làm sạch bàn thờ bất cứ khi nào cảm thấy bàn thờ bẩn hoặc vào những ngày đặc biệt ta lau dọn trước một ngày.
Nhưng vào dịp Tết, các gia đình thường dọn nhà và thực hiện việc này chu toàn hơn và người ta thường gọi đó là bao sái.
Thường vào dịp 23 tháng Chạp Âm lịch (hay còn gọi ngày ông Công, ông Táo) các gia chủ sẽ tiến hành việc bao sái, tỉa chân nhang cho ban thờ. Và việc dọn dẹp bàn thờ phải thực hiện trước đêm giao thừa.
Tuy nhiên, khi gia chủ là trưởng họ hay con trưởng phải đảm đương nhiều nghi lễ khác nhau. Việc rút chân nhang chỉ thực hiện một lần trong năm nên bát hương sẽ rất đầy. Vì thế, tùy tình hình thực tế, các gia đình có thể linh hoạt về thời gian cho nghi thức này.
Năm 2025, các gia đình có thể rút chân nhang vào các ngày đẹp sau:
- Ngày 23 tháng Chạp (11/2/2025 dương lịch): Đây là ngày cúng ông Công, ông Táo, một ngày đẹp để rút chân nhang và bao sái bàn thờ. Việc làm này không chỉ giúp làm sạch bát hương mà còn thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên, thần linh.
- Ngày 25 tháng Chạp (13/2/2025 dương lịch): Ngày này cũng rất tốt để rút chân nhang, nhằm tạo ra một không gian thờ cúng sạch sẽ, trang nghiêm, đón Tết an lành.
- Ngày 27 tháng Chạp (15/2/2025 dương lịch): Đây là ngày cuối cùng trong tháng Chạp âm lịch và cũng là một ngày tốt để thực hiện nghi lễ rút chân nhang.
2. Ai là người lau bàn thờ ngày Tết?
Người lau dọn bàn thờ gia tiên tốt nhất là người trong nhà (thường là gia chủ), người không bị thương, phụ nữ không trong kỳ kinh nguyệt. Người thực hiện bao sái cần tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.
Đặc biệt lưu ý, khi bao sái bàn thờ ngày Tết không nên nhờ người ngoài giúp đỡ.
3. Cách bao sái bàn thờ ngày Tết
Các gia đình thường bao sái bàn thờ và khu vực cúng lễ trong nhà với mong muốn đón tài lộc và cầu cho mọi sự hanh thông trong Năm mới.
Chuẩn bị đồ bao sái
Các gia đình nên chuẩn bị sẵn nhiễu đỏ hoặc giấy đỏ để đặt các vật phẩm thờ cúng khi bao sái, tránh lau đồ trực tiếp trên ban thờ.
Chổi quét hoặc khăn lau ban thờ thường được dùng riêng, mới. Nước lau ban thờ trước tiên là nước sạch, ấm. Sau đó dùng rượu trắng với gừng hoặc nước ngũ vị hương để lau sạch ban thờ.
Thắp hương xin phép
Trước khi dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo, xin phép thần linh, tổ tiên cho phép bao sái ban thờ và các linh vật phong thủy trong nhà.
Tiến hành bao sái
Khi bao sái có thể di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn... nhưng phải giữ cố định bát nhang, bài vị. Tiến hành lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu và gừng, hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh.
Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của Phật, thánh và tổ tiên thì tiến hành lau trước bài vị của Phật, sau đó đổ nước cũ thay nước mới rồi mới lau bài vị tổ tiên.
Bạn hãy lau bát hương, đèn nến bằng khăn ướt để tránh đổ vỡ. Sau đó, dùng khăn khô để lau lại nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể chuẩn bị đèn tinh dầu để khử sạch mùi ẩm mốc và tạo hương thơm dễ chịu trong phòng thờ.
(Ảnh: Vietnam+)
Rút chân nhang
Để cố định bát hương, một tay giữ bát hương, tay còn lại rút từng chân hương một cách nhẹ nhàng từ ngoài vào trong theo chiều ngược kim đồng hồ.
Tuần tự tỉa chân nhang, cho đến khi trong bát nhang chỉ còn lại số lẻ là tốt nhất (như 3, 5, 7 hay 9). Chân nhang đã tỉa để riêng vào tờ báo hoặc giấy sạch và sẽ hóa khi việc bao sái hoàn thành.
Đặt lại đồ thờ cúng
Sau khi bao sái bàn thờ sạch sẽ, gia chủ đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo quan thần linh và các vị tổ tiên về.
4. Lưu ý khi bao sái bàn thờ:
- Trong quá trình bao sái bàn thờ, gia chủ cần chú ý tránh để bát hương, bài vị, tượng thờ bị xê dịch.
- Bát hương được coi là nơi hội tụ tâm thức, kết nối trần gian với cõi âm. Di chuyển bát hương sẽ làm ảnh hưởng đến liên kết này.
- Không nên rút chân hương vào giờ xấu. Bạn nên tránh rút chân nhang vào giờ xấu như giờ trưa (12 giờ) hoặc buổi tối, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến phong thủy và tâm lý của gia chủ; rút chân nhang nên được thực hiện khi gia chủ có tâm trạng thanh thản, tôn kính để tránh mang lại năng lượng xấu vào không gian thờ cúng.
- Không bao sái bàn thờ và rút chân hương khi tâm trạng bất an. Rút chân nhang nên được thực hiện khi gia chủ có tâm trạng thanh thản, tôn kính để tránh mang lại năng lượng xấu vào không gian thờ cúng.
- Nếu bát hương nhiều tro thì lấy thìa sạch gạt bớt ra.
- Nếu bát hương, đồ thờ cần thay mới, gia chủ nên thỉnh lễ hạ giải trước khi thay./.
Theo Vietnam+
{name} - {time}
-
2025-01-19 09:08:00
Hòa nhạc Ánh sáng: Những màn trình diễn ấn tượng đặc sắc “tỏa chất riêng”
-
2025-01-19 07:42:00
Tết “ấm” làng nghề... (Bài 3): Gìn giữ cho muôn đời sau
-
2025-01-17 09:45:00
Mùa sách Tết 2025: Nhiều ấn phẩm về phong tục đón Tết cổ truyền
Tết “ấm” làng nghề... (Bài 1): Nghề “đặc thù”
Giữ gìn nét đẹp văn hóa chào hỏi
Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Hòa nhạc ánh sáng dự kiến đón hơn 40 nghìn khán giả
Giá vé hai đêm nhạc “Anh trai vượt ngàn chông gai” 2025: Từ 800.000 đến 8 triệu đồng
Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa
Bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào dân tộc Thái
Ra mắt Chuyến tàu Xuân chạy xuyên giao thừa Ất Tỵ
Bộ gen của người thành công