(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ khi có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, ngành du lịch của tỉnh đã nhanh chóng triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, hình thành các khu du lịch tập trung, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng… Tuy nhiên, cho đến nay, các khu vui chơi, giải trí phục vụ du lịch của tỉnh vẫn còn rất hạn chế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần thêm khu vui chơi, giải trí phục vụ du khách

Từ khi có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, ngành du lịch của tỉnh đã nhanh chóng triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, hình thành các khu du lịch tập trung, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng… Tuy nhiên, cho đến nay, các khu vui chơi, giải trí phục vụ du lịch của tỉnh vẫn còn rất hạn chế.

Hiện nay, Thanh Hóa đã cơ bản phát triển được dịch vụ du lịch, đáp ứng được phần nào nhu cầu của du khách. Trong đó phải kể đến dịch vụ lưu trú, trên địa bàn tỉnh hiện có tới 187 cơ sở được xếp hạng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao. Hệ thống nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống cũng phát triển mạnh, nhiều nhà hàng thiết kế theo phong cách hiện đại, âu, á, cổ truyền dân tộc hoặc theo phong cách dân gian; xuất hiện các trung tâm mua sắm, hệ thống cửa hàng, siêu thị…

Tuy nhiên, thực tế cho đến nay, du lịch Thanh Hóa vẫn còn thiếu điểm vui chơi, giải trí, đặc biệt là những điểm, tổ hợp vui chơi, giải trí quy mô lớn phục vụ khách du lịch. Đây là một phần nguyên nhân của thực trạng hàng triệu lượt khách đến Thanh Hóa nhưng số ngày lưu trú đạt thấp.

Ông Lê Minh Tuấn, Chánh Văn phòng Hiệp hội Du lịch Sầm Sơn cho biết: “Hầu hết khách đến với Sầm Sơn chủ yếu là để tắm biển, thưởng thức đặc sản. Bởi hiện nay các dịch vụ phụ trợ, các khu vui chơi, giải trí để thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú ở đây còn thiếu. Sau khi tắm biển, ăn uống, chủ yếu du khách mua các hải sản chế biến về làm quà. Sầm Sơn hiện tại vẫn còn thiếu hệ thống siêu thị hiện đại, siêu thị miễn thuế đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của khách. Các tổ hợp vui chơi, giải trí còn rất ít. Trong khi đó, quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng FLC chủ yếu dành cho khách có thu nhập cao”.

Cũng theo ông Tuấn, nguyên nhân của tình trạng nói trên, chủ yếu là do tính chất mùa vụ của du lịch Sầm Sơn. Hoạt động du lịch ở Sầm Sơn chủ yếu tập trung vào một số tháng trọng điểm 5, 6, 7 hàng năm (công suất phòng các khách sạn đạt 80 - 90%), thời gian còn lại rơi vào trạng thái cầm chừng. Trong khi đó, đầu tư các loại hình vui chơi giải trí cao cấp đòi hỏi kinh phí lớn, đặc thù khí hậu miền biển nên thiết bị nhanh xuống cấp, chi phí bảo vệ, bảo trì cao, thời gian hoàn vốn kéo dài, thậm chí chưa kịp thu hồi vốn thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng. Vì vậy các nhà đầu tư không mặn mà...

Khách du lịch đến Sầm Sơn chủ yếu để tắm biển và thưởng thức hải sản.

Xác định mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, Thanh Hóa đã đưa ra nhiều giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời tập trung nguồn vốn ngân sách, ưu tiên đầu tư phát triển “ngành công nghiệp không khói”. Nhờ đó, chỉ tính riêng trong 2 năm gần đây, đã có tới 27 dự án đầu tư kinh doanh du lịch được cấp phép và đang triển khai thực hiện, với tổng vốn đăng ký trên 21 nghìn tỷ đồng. Tiêu biểu là một số dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí lớn như: dự án sân gofl và khu biệt thự cao cấp FLC (giai đoạn 2); dự án quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En; dự án đầu tư khách sạn và khu vui chơi biển Hải Tiến; các dự án đầu tư du lịch tại Khu kinh tế Nghi Sơn; dự án cơ sở lưu trú Pù Luông Retreat; dự án Central Resort… đã góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Cũng trong 2 năm 2016 - 2017, đã có 47 dự án đầu tư cơ sở lưu trú du lịch được triển khai và đưa vào khai thác, với khoảng phòng 2.000 phòng, tổng vốn đầu tư 2.110 tỷ đồng. Trong đó nhiều dự án khu du lịch, resort, khách sạn với quy mô lớn và đạt chất lượng được khởi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng vào tăng cường năng lực cho ngành du lịch của tỉnh, như: dự án khách sạn mặt trời mọc, khách sạn Central, khách sạn HTH-MOSCOW, khách sạn Thành Minh, khách sạn IVY, khách sạn Giang Sơn…

Vấn đề ưu tiên đầu tư phát triển nhanh ngành du lịch, trong đó có các tổ hợp dịch vụ, các khu vui chơi, giải trí không chỉ góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế mà còn tạo thêm việc làm cho người dân, tăng nguồn ngân sách địa phương, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ. Bởi vậy việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí tầm cỡ đang là một đòi hỏi lớn.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]