Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, một cái máy tính bảng và vài thao tác đơn giản là có thể tìm và mua được nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) khác nhau trên mạng xã hội. Từ thuốc điều trị các bệnh lý đơn giản, đến thuốc đặc trị các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, viêm gan B, C... Thậm chí những loại bệnh thầm kín, khó nói cũng có thể giải quyết qua môi trường mạng.

Cẩn trọng khi mua thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng “online”

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, một cái máy tính bảng và vài thao tác đơn giản là có thể tìm và mua được nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) khác nhau trên mạng xã hội. Từ thuốc điều trị các bệnh lý đơn giản, đến thuốc đặc trị các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, viêm gan B, C... Thậm chí những loại bệnh thầm kín, khó nói cũng có thể giải quyết qua môi trường mạng.

Chợ” thuốc chữa bệnh, TPCN online

Thời đại số hóa, bất kỳ mặt hàng nào cũng được rao bán tràn lan trên mạng từ đồ gia dụng, đồ điện tử, mỹ phẩm, quần áo... thậm chí cả thuốc chữa bệnh, TPCN cũng được các “dược sĩ”, “bác sĩ” tự phong mời chào người tiêu dùng. Vốn bị bệnh tiểu đường lâu năm, ông H đã nghe theo quảng cáo trên mạng về một “loại thuốc gia truyền ba đời, chỉ uống một liệu trình sẽ khỏi”: “Người ta vẫn nói có bệnh thì vái tứ phương, tôi cũng không ngoại lệ sau khi nghe quảng cáo về liệu trình, được “bác sĩ” gọi điện tư vấn nhiệt tình, bắt bệnh đâu chuẩn đấy nên tin tưởng “xuống tiền” mua luôn một liệu trình với 10 hộp thuốc trị giá 4.499.000 đồng để điều trị bệnh tiểu đường. Sau khi nhận được thuốc, tôi nhận thấy bao bì trông khác so với hình ảnh cơ sở quảng cáo trên mạng. Khi sử dụng, tôi thấy không có tác dụng như những lời “bác sĩ” quảng cáo, ngược lại còn cảm thấy có cảm giác lâm râm đau dạ dày. Tôi đã mang thuốc đến bác sĩ kiểm tra và họ xác nhận đó là thuốc giả. Liên hệ với cơ sở tôi đã đặt mua thì không nhận được hồi âm, điện thoại cũng ngoài vùng phủ sóng”.

Cẩn trọng khi mua thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng “online”

Những lời quảng cáo “hoa mỹ” thuốc chữa “dứt điểm” tiểu đường. Ảnh minh họa

Các từ khóa: “Mua thuốc online”; “Quầy thuốc online, uy tín tiện lợi”; “Mua thuốc online chính hãng, hàng nội địa, xách tay”, “Google kê đơn thuốc”... thu hút đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt, những thuốc được quảng cáo là hỗ trợ điều trị ung thư, thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân... cũng được đăng bán tràn lan trên mạng như Fucoidan Nhật Bản, Ribeto Fukujyusen, Nọc bọ cạp xanh Cuba, Bios Life Slim, các loại vitamin bổ sung cho trẻ... được nhiều người quan tâm, “chốt đơn” mà không hỏi về giấy tờ, nguồn gốc, xuất xứ.

Cẩn trọng khi mua thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng “online”

Những phiên livestram bán thuốc chữa bệnh, TPCN công khai trên MXH. Ảnh chụp màn hình

Là mẹ bỉm sữa gen Z, bạn L. bộc bạch: “Giờ thay vì lựa chọn cách mua thuốc truyền thống như ra quầy thuốc, đến bệnh viện, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền... người tiêu dùng lại tìm đến mạng xã hội tuy tiện lợi nhưng để lựa chọn mua thuốc cho gia đình theo hình thức online này quả thực quá rủi ro. Lời quảng cáo có thể hấp dẫn, công dụng được thần thánh hóa nhưng rồi liệu nếu xảy ra biến chứng, tác dụng ngược ai sẽ là người chịu trách nhiệm?. Hiện nay có hàng loạt “bác sĩ”, “dược sĩ” online khiến người tiêu dùng như chúng tôi thực sự rất hoang mang. Mình khuyên mọi người nên cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua thuốc, TPCN online. Nên mua từ những nguồn uy tín, có xuất xứ rõ ràng, và tốt nhất nên trực tiếp đến các hiệu thuốc hoặc bệnh viện để mua. Đặc biệt, là các loại thuốc, TPCN cho mẹ và trẻ em”.

Cần có chế tài đủ mạnh để răn đe

Thực tế, hình thức kinh doanh thuốc online đã “nở rộ” và diễn biến phức tạp vài năm gần đây, không ít cá nhân công khai chào bán các loại thuốc, TPCN thông qua các phiên livestream công khai, có những loại thuốc theo quy định phải có bác sĩ kê đơn, nhưng bất chấp, các cơ sở vẫn “vô tư” tư vấn và bán.

Việc kinh doanh các sản phẩm thuộc về sức khỏe con người như: kinh doanh thuốc, TPCN trên môi trường mạng phức tạp đến mức độ nào, thật giả lẫn lộn. Điểm chung của các đơn vị kinh doanh này là dùng những lời “có cánh” để “câu” khách hàng. Thế nhưng, rất khó biết chính xác ai là người bán và việc quảng cáo đó có được cấp phép hay không? Hay chỉ là chiêu trò lừa đảo, vi phạm pháp luật nhằm trục lợi cho cá nhân hay một nhóm người nào đó.

Cẩn trọng khi mua thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng “online”

Nhiều rủi ro khi mua thuốc trên “chợ” mạng. Ảnh minh họa

Luật Dược năm 2016 đã quy định thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và chỉ được bán lẻ dưới 4 hình thức: Nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc của trạm y tế xã, phường và cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan y tế thẩm định, kiểm tra, phải đạt thực hành tốt tiêu chuẩn bán lẻ thuốc (GPP). Trong đó, mỗi nhà thuốc bắt buộc phải có dược sĩ phụ trách chuyên môn có chứng chỉ hành nghề dược, có nhân viên bán thuốc, có cơ sở vật chất, trang thiết bị và quy trình để bảo đảm các hoạt động chuyên môn...

Để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” ngành y tế khuyến cáo người dân không nên tìm mua các loại thuốc, TPCN trên mạng. Khi có những bất ổn về tình trạng sức khoẻ nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm, khám và có cách điều trị phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]