(vhds.baothanhhoa.vn) - "Cao chạy xa bay”  và “Cao bay xa chạy”  là hai dị bản đồng nghĩa của câu thành ngữ từng gây tranh cãi. Đa số ý kiến cho rằng, “Cao chạy xa bay”  là cách nói sai, vì không ai “có thể chạy cao” được. Điều đó không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng.

“Cao chạy xa bay”, hay “Cao bay xa chạy”?

"Cao chạy xa bay” và “Cao bay xa chạy” là hai dị bản đồng nghĩa của câu thành ngữ từng gây tranh cãi. Đa số ý kiến cho rằng, “Cao chạy xa bay” là cách nói sai, vì không ai “có thể chạy cao” được. Điều đó không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng.

“Cao chạy xa bay”, hay “Cao bay xa chạy”?

Cao bay xa chạy là thành ngữ gốc Hán, vốn từ câu “Cao phi viễn tẩu được Hán ngữ đại từ điển giảng là “đào tị đáo viễn xứ khứ nghĩa là đã trốn thoát đến một nơi rất xa rồi. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng viết: “Liệu mà xa chạy cao bay/ Ái ân ta có ngần này mà thôi”. Hay cổ ngạn: “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan đào nghĩa là: Thiện ác cuối cùng cũng sẽ báo, bay cao chạy xa cũng khó thoát.

Tuy nhiên, “Cao chạy xa bay” hay “Cao bay xa chạy”, ngoài nghĩa: tìm đường thoát khỏi nơi nguy hiểm càng xa càng tốt, thì thành ngữ này còn được hiểu: kẻ (nào đó) đã đào thoát biệt tăm biệt tích rồi. Bởi vậy, không nên vì “xa chạy” mà bỏ phương án “cao chạy”. Dân gian hay nói một cách hài hước “Chạy đằng trời!” (không chạy thoát được; chỉ chạy đằng trời mới thoát); “Tìm đằng trời!” (không thể tìm được; chỉ có nước lên trời mới tìm được). Thế nên, “Cao chạy, xa bay” là cách nói nhấn mạnh, đầy tính hài hước của dân gian trong một tình huống mang tính chất bi hài, dở khóc dở mếu nào đó, ý chỉ (nó, thủ phạm, đương sự) đã trốn chạy biệt tăm biệt tích, không để lại chút vết tích nào trên mặt đất; dường như thủ phạm đã bay nhảy, trốn chạy lên trời xanh, mây cao rồi!

Dị bản “Cao chạy xa bay” được rất nhiều cuốn từ điển chúng tôi có trong tay ghi nhận, trong đó, Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - Trung tâm Từ điển học Vietlex, bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt) giảng và lấy ví dụ như sau: “cao chạy xa bay • chạy trốn đi thật nhanh và thật xa [để tránh điều nguy hiểm]. tên lừa đảo đã cao chạy xa bay ~ “Lúc này quay lại cũng quá muộn. Nó đã cao chạy xa bay từ lâu rồi.” (Nguyễn Khải). ĐN: cao bay xa chạy”.

Như vậy, chúng ta có thể xem Cao chạy xa bay và Cao bay xa chạy là hai dị bản đồng nghĩa của một câu thành ngữ, cùng tồn tại song song. Trong đó Cao bay xa chạy là bản chính, có gốc Hán là Cao phi viễn tẩu, còn Cao chạy xa bay là dị bản - một cách diễn đạt mang tính chất hài hước, không có trong tiếng Hán.

Mẫn Nông (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]