(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam - ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, khẳng định, tôn vinh vai trò lớn lao và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của các giá trị trường tồn trong bản Hiến pháp. Đó là các giá trị dân chủ, dân quyền và một nhà nước mạnh mẽ, sáng suốt của dân theo đúng tinh thần “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” của Bác Hồ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật’

(VH&ĐS) Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam - ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, khẳng định, tôn vinh vai trò lớn lao và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của các giá trị trường tồn trong bản Hiến pháp. Đó là các giá trị dân chủ, dân quyền và một nhà nước mạnh mẽ, sáng suốt của dân theo đúng tinh thần “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” của Bác Hồ.

Trong tiến trình gần 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp năm 1992 hiện hành và cả hệ thống pháp luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp đã góp phần quan trọng, có lúc là tiên phong mở đường, tạo hành lang pháp lý an toàn thúc đẩy phát triển KT-XH, duy trì và tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt văn hóa, xã hội, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, củng cố QP-AN, chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế và lực đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, chậm phát triển, từng bước hội nhập quốc tế.

Trên thế giới, hiện có khoảng 40 quốc gia tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội hàng năm để kỷ niệm ngày ký, ban hành Hiến pháp của nước mình qua đó để tôn vinh Hiến pháp trong đời sống. Ở nước ta, bắt đầu từ năm 2013, năm đầu tiên, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu lực thi hành và cũng là năm đầu tiên, ngày 9/11 trở thành Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức thống nhất trên quy mô toàn quốc.

Ngày Pháp luật không giới hạn về mặt thời gian ở một ngày 9/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày nhân dân tôn trọng, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, thựchành tự giác “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Ngày Pháp luật cũng không giới hạn về mặt đối tượng tham gia vì đây chính là mô hình vận động, khuyến khích toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đối với công chức, viên chức nhà nước, Ngày Pháp luật là cơ hội để họ tự soi mình, suy ngẫm để tự điều chỉnh ý thức và thái độ hành xử trong quan hệ với dân sao cho xứng đáng với chờ đợi và đòi hỏi của người dân, của xã hội về một nhà nước gần dân, vì dân và về một đội ngũ công chức “phụng công thủ pháp”. Chính vì vậy, Ngày Pháp luật thực sự có ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, rộng lớn.

Đặc biệt năm 2017, để ngày Pháp luật được triển khai đồng bộ, thống nhất, đạt hiệu quả cao, phát huy yếu tố tôn trọng và bảo vệ pháp luật của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh đưa ra chủ đề của Ngày Pháp luật năm 2017 là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc khó khăn để đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp”.

Theo đó, căn cứ chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản lí và tình hình thực tế, các sở ngành đoàn thể, địa phương chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền phổ biến về ngày Pháp luật năm 2017. Đợt sinh hoạt tập trung vào các nội dung: Công tác hoàn thiện thể chế, công tác tổ chức thi hành pháp luật. Và hình thức thực hiện bằng cách tổ chức hội nghị hưởng ứng ngày pháp luật hoặc lồng ghép hưởng ứng thông qua hội thảo tọa đàm và các hoạt động chuyên môn; tăng cường thời lượng tuyên truyền… Thời gian thực hiện liên tục cả năm, tập trung vào 2 tháng, bắt đầu từ 1/10 đến hết 30/11, cao điểm từ ngày 6/11 đến 11/11.

Ngày Pháp luật được tổ chức trong cả nước, với các nội dung, hình thức tổ chức thiết thực, không phô trương mà đi sâu và gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và thi hành pháp luật chính là điểm nhấn quan trọng tạo nên một phong trào rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong các ngành, các cấp để hình thành, củng cố ở mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân ý thức về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan mình trong việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, để mỗi người tự giác trở thành một thẩm phán của chính mình trong thực hành “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Với ý nghĩa đó, Ngày Pháp luật Việt Nam sẽ góp phầntích cực vào quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người dân Việt Nam.

C.A



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]