Chuyển đổi số phải là câu chuyện của toàn dân
Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, nhất là đẩy mạnh các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số toàn dân, toàn diện.
Nhìn vào những hạ tầng công nghệ, nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ chuyển đổi số ở những cơ quan chức năng từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, chúng ta nhận thấy một bước chuyển rất lớn, có thể nói là rất hài lòng.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là trong khi hạ tầng số được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại, từ phần cứng đến phần mềm, thì tư duy, ý thức, hành động chuyển đổi số ở một bộ phận không nhỏ đối tượng áp dụng lại chưa sẵn sàng.
Phóng viên Báo Thanh Hóa đã ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Văn Xuân, công dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” UBND thị trấn Hậu Hiền (Thiệu Hóa) như sau: “Tôi có nghe nói về dịch vụ công trực tuyến nhưng chưa thực hiện lần nào. Khi cần giải quyết thủ tục hành chính tôi vẫn đến bộ phận “một cửa” để làm”. Còn bà Trần Thị Trang, người cùng địa phương thì cho biết: “Tôi được hướng dẫn tạo tài khoản cá nhân và sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhưng lâu ngày không thực hiện nên lại quên cách sử dụng, nên vẫn phải đến bộ phận “một cửa” để nộp hồ sơ”.
Nói về bất cập, bà Hoàng Thị Lan, cán bộ kiểm soát thủ tục hành chính thị trấn Hậu Hiền cho biết: “Nhiều người đến giao dịch không có điện thoại thông minh dẫn đến việc thực hiện gặp khó khăn. Trong số 647 hồ sơ người dân và doanh nghiệp nộp trực tuyến năm 2023, nhiều hồ sơ công chức bộ phận “một cửa” thị trấn phải trực tiếp hướng dẫn công dân thực hiện mới bảo đảm chỉ tiêu giao”. Còn Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) Hoàng Hữu Chinh cho biết: “Đa phần người dân trong xã không thực hiện được, nên chúng tôi phải thành lập một bộ phận hỗ trợ. Nếu không có bộ phận hỗ trợ thì sẽ không hoàn thành chỉ tiêu”.
Câu chuyện cán bộ phải làm thay gần như tất cả các thao tác cho người dân khi nộp hồ sơ trực tuyến có lẽ không chỉ là chuyện riêng của một vài địa phương, mà là thực trạng ở nhiều địa phương.
Chắc chắn chuyển đổi số không thể là câu chuyện một phía từ cơ quan Nhà nước còn người dân thì lại cứ bình chân như vại như thế được. Những cán bộ trực tiếp, họ cũng không thể mãi làm thay cho người dân được. Nhà nước có chuyển đổi bao nhiêu đi chăng nữa, đầu tư công nghệ lớn tới cỡ nào, mà không có sự đồng nhất từ phía người dân, thì công cuộc chuyển đổi số của chúng ta cũng rất khó để như ý. Chứng kiến những gì diễn ra ở thị trấn Hậu Hiền và xã Hoằng Đạt, cho thấy còn nhiều điều phải làm, để chuyển đổi số sớm thành công.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-11-22 07:24:00
Thuê vàng
-
2024-11-15 07:29:00
Xác định rõ nghĩa vụ
-
2024-04-12 08:38:00
Khó như làm bố mẹ