(vhds.baothanhhoa.vn) - Để triển khai Nghị định số 66 ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, ngày 30/9/2009 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3361 phê duyệt kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ pháp lý trong doanh nghiệp: Còn nhiều khó khăn

Để triển khai Nghị định số 66 ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, ngày 30/9/2009 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3361 phê duyệt kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghệp.

Trong đó có những nhiệm vụ cụ thể gồm: Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp; Giải đáp pháp luật; Hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho doanh nghiệp: Biên soạn, cung cấp các tài liệu về pháp luật, tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp;...

Theo đó, để triển khai các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cần phải xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; Xây dựng tài liệu giới thiệu phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp bằng việc tổ chức các hội nghị hay giới thiệu chung về Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, giới thiệu chương trình hỗ trợ trọng tâm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tọa đàm trao đổi về những giải pháp thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,...; Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, việc triển khai các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Đó là các doanh nghiệp thường đặt các câu hỏi tình huống pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời mong muốn được giải đáp trực tiếp các nội dung vướng mắc. Nhưng quy định về việc không giải đáp những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp. Thêm nữa quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước có nhiều sửa đổi, bổ sung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do nhiều ngành, nhiều cấp ban hành nên khó khăn trong việc cập nhật để trả lời trực tiếp cho doanh nghiệp đối với các tình huống pháp lý cụ thể.

Từ đầu năm 2017 đến nay, UBND tỉnh đã tiếp nhận 27 kiến nghị của các doanh nghiệp về việc hoàn thiện pháp luật. Trong đó, có 3 kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính, 16 kiến nghị liên quan đến đất đai, 8 kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Với tư cách là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, Sở Tư pháp ngoài nhiệm vụ theo quy định còn được giao tham mưu tư vấn, giải quyết các vụ việc khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp, lại vừa nhận kiến nghị hoặc đề xuất tư vấn của doanh nghiệp, nhất là những vụ việc mà việc giải quyết của UBND tỉnh chưa thật sự phù hợp nên công tác tư vấn cho doanhnghiệp càng khó khăn hơn.

Vì vậy, để công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thực sự phát huy hiệu quả thiết thực thông qua việc tiếp nhận, đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thực thi pháp luật với người quản lý doanh nghiệp thì cần phải tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong đó tăng cường cả về mặt thể chế cũng như các nguồn lực về con người, tài chính để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác này.

Chi Anh


Chi Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]