(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện nay, tốc độ đô thị phát triển nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng về phương tiện giao thông, làm nảy sinh các điểm đen, điểm tiềm ẩn, nguy cơ gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xử lý triệt để “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT

Hiện nay, tốc độ đô thị phát triển nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng về phương tiện giao thông, làm nảy sinh các điểm đen, điểm tiềm ẩn, nguy cơ gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Thanh Hóa hiện có 25.378 km đường bộ, gồm 13 tuyến quốc lộ dài 1.233 km, chiếm 5% tổng chiều dài đường bộ; 64 tuyến tỉnh lộ dài 1.473 km; 661 km đường đô thị; 2.011 km đường huyện; 4.942 km đường xã; và các loại đường khác có chiều dài 15.058 km...

Mặc dù được các cấp, ngành quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, tuy nhiên thời điểm hiện tại, hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH, đời sống của người dân. Một số tuyến đường xấu, xuống cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, nhiều điểm giao cắt, tầm nhìn hạn chế. Giao thông miền núi nhiều đoạn dốc, xuất hiện khúc cong, chưa xây dựng hệ thống đường gom, đường trên cao...

Theo Quyết định số 3134 ngày 5/8/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Danh mục các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Thanh Hóa có 57 điểm đen, 98 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT). Tập trung chủ yếu trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như Quốc lộ (QL) 1A, QL45, QL47, đường Hồ Chí Minh, đường tỉnh, đường nội thị, đường huyện, xã... Do hạn chế về kỹ thuật cũng như chất lượng đường giao thông, cộng thêm ý thức chấp hành của người tham gia giao thông kém, hệ lụy là TNGT vẫn xảy ra thường xuyên, đặc biệt trong giao thông đường bộ.

Tuyến Quốc lộ 47, đoạn qua huyện Đông Sơn thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

Báo cáo nhanh của Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ chiếm 90% số vụ, 94% số người chết, 81% số người bị thương; đường sắt chiếm 10% số vụ, 5,7% số người chết, 9,2% số người bị thương. Cụ thể: QL 1A với 34 vụ, làm 38 người chết, 22 người bị thương; đường Hồ Chí Minh 8 vụ, 10 người chết; QL 45 xảy ra 6 vụ; QL 47 là 6 vụ; QL 217 là 9 vụ, QL 10 là 3 vụ; QL 15A là 2 vụ... Riêng trong tháng 10/2019, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 40 vụ va chạm giao thông, làm bị thương nhẹ 30 người, hư hỏng 16 xã ô tô, 20 xe mô tô; có 12 vụ TNGT đường bộ, làm chết 12 người, bị thương 13 người. So với tháng 10/2018 giảm 10 vụ, giảm 11 người chết, tăng 5 người bị thương. Tuyến đường xảy ra tai nạn: Quốc lộ xảy ra 7 vụ, 6 người chết, 8 người bị thương; đường Nghi Sơn - Sao Vàng xảy ra 1 vụ, bị thương 1 người; đường tỉnh 506 xảy ra 2 vụ, 3 người chết, 1 người bị thương; đường nội thị xảy ra 2 vụ, 3 người chết, 3 người bị thương.

Thành phố Thanh Hóa hiện có 4 “điểm đen” thường xuyên xảy ra TNGT (điểm vòng xuyến Nguyệt Viên - ngã tư Quốc lộ 1A - đại lộ Nam sông Mã; KM 323+500 QL 1A; ngã tư đại lộ Hùng Vương - đại lộ Võ Nguyên Giáp; ngã tư QL 47 - đường vành đai phía Tây). Tại các điểm này xảy ra 19 vụ TNGT, làm 4 người chết, 9 người bị thương.

Phản ánh của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP Thanh Hóa, vị trí điểm mờ giải phân cách tại KM 323+700, đảo tròn giao thông tại nút giao thông km 325 - QL1A đi cầu Nguyệt Viên. Một số điểm này vòng cua hẹp, lưu lượng phương tiện đi lại đông. Trong khi đó, hệ thống tôn chống chói chưa được lắp đặt đầy đủ, không đặt biển hạn chế tốc độ hợp lý khi vào nút giao hoặc bố trí điểm gờ giảm tốc... tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao.

Căn cứ vào hiện trạng, ý kiến của người dân tại một số “điểm đen”, điểm tiềm ẩn, bất hợp lý về giao thông, lực lượng Công an Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp các cấp, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hướng đến giải quyết dứt điểm các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Khiên - Phó Giám đốc Sở GTVT cho rằng, thời gian qua các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm, nỗ lực trong việc xử lý các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường, trong đó đề xuất các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung biển báo mở rộng làn đường, lắp đèn tín hiệu, đèn cảnh báo, sơn gờ giảm tốc tại một số điểm đen như nút giao đường vành đai phía Tâyvới đường Bà Triệu (TP Thanh Hóa), QL 45, QL1, QL 47...Đồng thời, lập hồ sơ “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường được phân cấp quản lý, chủ động bố trí, đề xuất nguồn và kế hoạch thực hiện nhằm xử lý, xóa bỏ các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn; đẩy mạnh tuyên truyền tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật ATGT...

Xóa các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT cần sự chung tay, vào cuộc của các cơ quan chức năng và người dân. Trước hết cần nâng cao ý thức chấp hành Luật ATGT của người tham gia giao thông. Trên thực tế, vẫn còn nhiều tuyến đường tồn tại không ít điểm bất cập, thiếu sót trong công tác tổ chức giao thông cần sớm được các ngành chức năng tháo gỡ, xử lý...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]