Châu Á “Đi trước về sau”!
Cuối tháng 3/2025, trên các sân cỏ toàn cầu, vòng loại World Cup 2026 tiếp tục khởi tranh. Nếu như ở châu Âu, vòng loại mới bắt đầu thì ở châu Á và Nam Mỹ, vòng loại đã đến giai đoạn cuối. Ngoài 3 nước đồng chủ nhà Canada, Hoa Kỳ, Mexico, một số anh tài đã chính thức giành vé đến Bắc Mỹ vào mùa hè sang năm.
Đến thời điểm hiện tại, đã có các đội bóng sau chắc chắn tham dự World Cup 2026: Nhật Bản, Iran (châu Á); Argentina (Nam Mỹ), New Zealand (châu Đại Dương). Trong số 4 đội này, Argentina của ngôi sao Lionel Messi đang là nhà quán quân thế giới; New Zealand mạnh nhất châu Đại Dương... còn Nhật Bản và Iran từ hơn hai mươi năm nay, cũng là những “ông lớn” thực sự của bóng đá châu Á, thường xuyên tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất toàn cầu.
Theo lịch thi đấu của các châu lục đã được công bố, đến đầu tháng 6/2025, châu Á sẽ hoàn thành vòng loại thứ ba của mình, đồng nghĩa với việc sẽ xác định được 6 đội chính thức tham dự World Cup 2026. So với các châu lục rộng lớn, đông dân, nhiều đội tuyển như châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... rõ ràng châu Á đã “đi trước” dù không nhiều cơ hội tranh giành ngôi vương ở một sân chơi tầm thế giới (đội bóng châu Á giành thành tích tốt nhất ở một kỳ World Cup là Hàn Quốc với vị trí thứ 4 năm 2022 trong khi nhiều đội châu Âu và Nam Mỹ đã đoạt Cúp vàng).
Ở vòng loại thứ 3 khu vực châu Á, có tất cả 18 đội bóng tham dự, được chia thành 3 bảng đấu, mỗi bảng 6 đội: Iran, Uzbekistan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Kyrgyzstan, Triều Tiên (bảng A); Hàn Quốc, Jordan, Iraq, Oman, Palestine, Kuwait (bảng B); Nhật Bản, Australia, Saudi Arabia, Indonesia, Bahrain, Trung Quốc (bảng C). Các đội bóng trong bảng lần lượt gặp nhau 2 lần (lượt đi và lượt về), sau 10 lượt trận sẽ xác định 2 đội nhất, nhì mỗi bảng trực tiếp tham dự World Cup 2026. Các đội đứng thứ ba, thứ tư mỗi bảng (tất cả 6 đội) sau đó tiếp tục thi đấu với nhau nữa để chọn thêm 2 đội đi Bắc Mỹ và một đội tranh vé vớt giữa các châu lục.
Sau 8/10 lượt trận, ngoài Nhật Bản (bảng C), Iran (bảng A) đã lên chuyến tàu World Cup 2026 thì Uzbekistan (bảng A); Hàn Quốc, Jordan (bảng B); Australia (bảng C) đang là những đội có lợi thế hơn cả trong hành trình giành những tấm vé trực tiếp còn lại. Trong đó, Uzbekistan (17 điểm) chỉ cần một trận hòa trước đối thủ trực tiếp UAE (13 điểm) ở trận đấu ngày 5/6/2025 sắp tới là hoàn thành nhiệm vụ; Hàn Quốc (16 điểm) cần thêm 1 trận thắng trước Iraq (12 điểm), Australia (13 điểm) có thêm 3 điểm nữa là có quyền “kê cao gối, ngủ ngon giấc”.
Ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á không thể không nói tới 2 đội tuyển Qatar và
Indonesia. Qatar tuy từng là chủ nhà World Cup 2022 và có 2 lần liên tiếp vô địch châu Á, chịu khó đầu tư cả về cơ sở vật chất cũng như con người (thuê huấn luyện viên với mức thù lao cao, nhập tịch cầu thủ) nhưng thành tích ở sân chơi này chưa xứng với kỳ vọng của họ. Sau 8 lượt trận, Qatar mới có 10 điểm trong tay, đứng thứ tư trong bảng, kém đội xếp ngay trên là UAE tới 3 điểm trong khi chỉ còn 2 vòng đấu. Hiện các cầu thủ Qatar không những đã hết cơ hội giành vé trực tiếp mà còn đối mặt với nguy cơ ngồi nhà xem World Cup 2026 nếu trong 2 trận tới, họ lần lượt thua Iran và
Uzbekistan, còn Kyrgyzstan (6 điểm) toàn thắng trước UAE và Triều Tiên (đội đã hết động lực thi đấu vì chính thức bị loại).
Indonesia sau chính sách nhập tịch mạnh mẽ và không ngần ngại bỏ nhiều tiền để thuê cựu cầu thủ danh tiếng Kluivert làm huấn luyện viên, là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào đến giai đoạn 3 của vòng loại khu vực châu Á. Với 9 điểm sau 8 trận đấu, hơn cả Bahrain lẫn Trung Quốc 3 điểm, đội bóng xứ Vạn Đảo tràn đầy cơ hội tiếp tục đua tranh vé vớt nhưng họ vẫn muốn giành tấm vé trực tiếp khi sắp tới đây họ có trận gặp đối thủ vừa tầm Trung Quốc trên sân nhà và chỉ phải đấu với Nhật Bản khi đội bóng xứ Phù Tang đã hoàn thành nhiệm vụ; ngược lại, các đối thủ xếp trên Indonesia như Australia (13 điểm) và Saudi
Arabia (10 điểm) sẽ phải gặp nhau trong trận chiến một mất một còn. Trường hợp 2 đội này ghìm chân nhau, Indonesia đắc lợi!.
Đáng nói là, sự cạnh tranh trong nội bộ châu lục thì gay gắt như vậy nhưng ở sân chơi World Cup, nhất là World Cup 2026 sắp tới, chưa có nhiều cơ hội để các đội bóng châu Á có thể xưng hùng xưng bá.
THANH HÀ (CTV)
{name} - {time}
-
2025-04-13 09:53:00
Kỳ thủ Việt Nam tranh tài tại Giải vô địch cờ vua quốc tế SJC Cup 2025
-
2025-04-10 09:04:00
“Quả bóng Vàng” Thùy Trang hội quân, tuyển Futsal Nữ hướng tới VCK châu Á 2025
-
2025-04-08 08:31:00
U17 châu Á 2025: Việt Nam gây sốc trước Nhật Bản, Indonesia dự World Cup
Xác định nhà vô địch đầu tiên ở 5 giải hàng đầu châu Âu
HLV Okiyama Masahiko quyết tâm giành chiến thắng đầu tiên cùng U17 Nữ Việt Nam
Cao Pendant Quang Vinh sắp khoác áo tuyển Việt Nam khiến cả Đông Nam Á lo lắng
Đại diện của Việt Nam thắng ngoạn mục ở giải câu lạc bộ nữ châu Á
Thomas Bach được IOC phong Chủ tịch danh dự trọn đời
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/3: Việt Nam đối đầu Campuchia
Việt Nam xuất sắc vào bán kết Giải Billiards Carom 3 băng đồng đội thế giới
Các Đội tuyển Nữ trẻ Việt Nam đón tân “thuyền trưởng” người Nhật Bản
U22 Việt Nam hội quân, sẵn sàng đối đầu Hàn Quốc, Uzbekistan và Trung Quốc