Chữa lành, không chỉ là xu hướng!
Trước đây khi nghe đến “chữa lành” là người ta nghĩ ngay đến người có bệnh cần được thăm khám. Khi có bệnh thì phải chữa. Hiện nay, chữa lành nghiêng về sự hàn gắn và phục hồi ở tâm hồn, cảm xúc và thể chất của con người. Chủ yếu là ở những người gặp sang chấn tâm lý; gặp tai nạn; bị rơi vào trạng thái sống trong ám ảnh như bị xâm hại tình dục, bị lừa dối, đánh nhau để lại di chứng; gặp vấn đề rắc rối về tài chính như phá sản và những người vốn đã mang căn bệnh tự kỷ...
Báo cáo mới nhất của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Việt Nam chỉ ra rằng, 50% các vấn đề về sức khỏe tâm thần bắt đầu xuất hiện khi bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên. Từ kết quả đó, các nhà nghiên cứu khẳng định giới trẻ Việt Nam đang phải chịu đựng nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đó cũng là lý do tại sao, gần đây, bất kể đọc báo mạng, facebook cá nhân, hay các diễn đàn thì cụm từ “chữa lành” cũng hiện ra đầu tiên và nhiều nhất.
Nếu nghe qua ai cũng hiểu đây là xu hướng của giới trẻ, như một cách giải tỏa tâm lý khỏi những ẩn ức đang tồn tại. Nhưng có phải những người đang nói nhiều về chữa lành là những người bận rộn nhất, mang nặng áp lực xã hội nhất không? Xin thưa, chắc chắn là không.
Mỗi sáng tôi thấy đứa con gái của mình đăng một câu trên dòng trạng thái của Tiktok. Như: "Gửi cậu một câu nói chữa lành: Thật ra thế giới này vẫn đang lén lút yêu thương cậu đấy; Mong em ngày mai sẽ vui hơn hôm nay”... Tôi ướm hỏi nó: Đây là thả thính chứ sao lại là chữa lành. Nó cười nói: Bọn con có tâm lý lứa tuổi mà các phụ huynh như mẹ không hiểu hết được đâu.
Cho đến một ngày tôi nhìn thấy trên bàn nó một cuốn sổ khóa cẩn thận và đề rất ngay ngắn: Nhật ký chữa lành. Tỷ tê hỏi thì nó cho biết: Xu hướng đó mẹ ạ. Khi viết ra những cảm xúc và đối diện với nó bằng thái độ chân thành nhất, như: Hôm nay mình cảm thấy thế nào? Điều gì khiến mình không vừa ý nhất? Bài học mà mình nhận được sau những lần như thế là gì? Mình cảm thấy biết ơn vì điều gì? Có nghĩa là con đã có thể tự chữa lành được cho chính mình và sẵn sàng cởi mở, chia sẻ cảm xúc với người khác. Cuốn sổ chữa lành này là một trong những người bạn thân thiết, luôn biết lắng nghe con.
Tôi hiểu những điều đó, nhưng khoảng cách thế hệ khiến tôi trở thành người “cổ lỗ sĩ” trong cái nhìn của bọn trẻ. Tôi không hề đả phá chuyện “chữa lành”, nhưng tôi cảm giác các bạn trẻ, như con tôi, đang phức tạp hóa vấn đề. Trong cuộc sống, vốn đã tồn tại nhiều vết thương, những sự cô đơn, những nỗi buồn và nếu lúc nào cũng chăm chăm nhìn vào để tìm cách chữa lành thì e rằng dễ bị lạc vào hố sâu và tự mang bệnh vào thân.
Đó là còn chưa kể tính a dua, đua “trend’ của người trẻ, bởi họ không còn muốn trò chuyện, tâm sự trực tiếp mà chỉ còn nhu cầu “chia sẻ trực tuyến" trên các nền tảng mạng xã hội. Từ một người đến nhiều người, với sự lan rộng của thông tin, hình ảnh có thể khiến tình trạng lo lắng này càng trở nên trầm trọng hơn, tạo thành một chuỗi phản ứng không dừng nghỉ trong cộng đồng.
Vết thương nào cũng vậy thôi, mỗi người tự biết mình đau chỗ nào, cần chữa lành chỗ nào, chứ không phải là nghĩ về vết thương nhiều đến mức “tự kỷ ám thị”, luôn cho rằng mình bất hạnh nhất, cô đơn nhất, cần được chia sẻ nhất. Biết chấp nhận thử thách, biết rõ ham muốn của chính mình, chia sẻ với người khác để tự cơ thể và trái tim phục hồi sẽ tốt hơn rất nhiều là nói mãi về nó, khoét sâu vết thương khiến nó rách thêm và lan rộng ra.
Kiều Huyền
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-05-10 07:30:00
Thay đổi thói quen, tạo nhận thức
Kêu gọi bình chọn cho Việt Nam tại Giải thưởng Golf thế giới 2024
Cảnh báo giả mạo ứng dụng dịch vụ công chiếm đoạt tài sản
Để sớm hiện thực hóa “giấc mơ” có nhà của công nhân
Những người giữ bình yên cho du khách khi về với biển
Mua, thuê nhà ở xã hội: Vẫn là điều không dễ
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới
Hiệu quả từ mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản ở huyện Thường Xuân
Chuyện ở khu trọ công nhân
Khi bộ đội giữ rừng