Chuyển hỗ trợ 400.000 máy tính bảng sang điện thoại thông minh cho hộ nghèo
Tổ bảo vệ an ninh ấp, già làng tuyên truyền về lợi ích của định danh điện tử cho chị Thị Phô, ấp 7 xã Lộc Hòa, tỉnh Bình Phước. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thực hiện nhiệm vụ đẩy nhanh Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 nhằm hỗ trợ cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo (với các thôn, bản đã có điện); trong đó, tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.
Xóa vùng lõm sóng băng rộng di động
Từ năm 2021 đến tháng 9/2024, tổng số thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động là 3.310 thôn. Trong đó, số thôn thuộc địa bàn hỗ trợ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là 2.141 thôn, bản (ở các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn).
Đến nay, số thôn/bản đã được cung cấp dịch vụ viễn thông di động là 2.549 thôn; trong đó thuộc địa bàn hỗ trợ của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là 1.476 thôn/bản.
Tổng số thôn/bản còn lại chưa có sóng băng rộng di động đến tháng 9/2024 là 761. Trong đó, số thôn/bản đặc biệt khó khăn đã có điện là 547; số thôn/bản không thuộc khu vực khó khăn đã có điện là 94; số thôn/bản chưa có điện (bao gồm thôn/bản khó khăn và không khó khăn) là 120.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có kế hoạch cung cấp dịch vụ đến 547 thôn/bản và tiếp tục đề nghị các địa phương phối hợp với các doanh nghiệp rà soát, báo cáo địa bàn còn chưa phủ sóng băng rộng di động để xem xét, bổ sung vào kế hoạch cung cấp dịch vụ thuộc phạm vi hỗ trợ của Chương trình theo quy định.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí đặt hàng các doanh nghiệp hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích ba năm 2022-2024 với tổng mức kinh phí đã phê duyệt dự toán là hơn 2.230,27 tỷ đồng.
Tổng giá trị sản lượng các doanh nghiệp đã cung cấp trong năm 2022 đạt 107.735 triệu đồng. Trong số đó, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông di động ước đạt 103,37 tỷ đồng cho khoảng 195.000 hộ.
Hỗ trợ các trường học tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định ước đạt 4,36 tỷ đồng cho khoảng 1.690 trường học.
Năm 2023, tổng giá trị sản lượng các doanh nghiệp đã cung cấp ước đạt 472,6 tỷ đồng. Trong số đó, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông di động ước đạt 345,65 tỷ đồng cho khoảng 590.000 hộ.
Hỗ trợ các trường học tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định ước đạt 8,19 tỷ đồng cho khoảng 3.600 trường học, trạm y tế xã. Năm 2024 đã ký hợp đồng đặt hàng với các doanh nghiệp viễn thông.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện theo kế hoạch. Về chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trên cơ sở rà soát số đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích của các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện phân bổ 400.000 máy tính bảng cho các địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số ý kiến đề nghị Bộ cần đánh giá hiệu quả chính sách và chất lượng máy tính bảng; nhất là trong điều kiện dịch COVID-19 về cơ bản đã được khống chế.
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát, đánh giá và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất chuyển hướng hỗ trợ máy tính bảng từ nguồn Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo Chương trình “Sóng và máy tính cho em.”
Hiện nay, Bộ đang tổ chức nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 cho phù hợp với điều kiện thực tế. Trong đó có đề xuất chuyển hướng hỗ trợ máy tính bảng để phù hợp với tình hình học sinh đã học tập trực tiếp tại trường.
Thiếu hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 thực hiện theo Luật Viễn thông năm 2009, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích còn khó khăn trong triển khai do thiếu hành lang pháp lý phù hợp với đặc thù lĩnh vực này khi thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng doanh nghiệp xóa vùng trắng dịch vụ.
Đối với chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối, việc hỗ trợ máy tính bảng để thực hiện mục tiêu hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn học trực tuyến hiện không còn phù hợp với thực tế đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, học sinh đã học trực tiếp tại trường.
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, các doanh nghiệp viễn thông đang tiếp tục triển khai mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ đến vùng khó khăn.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Viễn thông về hoạt động viễn thông công ích để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định này, đảm bảo tính pháp lý, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong giai đoạn vừa qua, Bộ sẽ triển khai hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện phổ cập dịch vụ viễn thông đến các thôn/bản theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ chuyển hướng hỗ trợ 400.000 máy tính bảng trong Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 sang hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tiếp tục chính sách hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-11-12 08:15:00
[REVIEW OCOP]: Khám phá hương vị độc đáo của vịt suối Tình
Bản tin Tài chính 12/11: Vàng tiếp tục giảm sâu, USD khởi động phiên tăng tốc
Ghen tỵ...
Lời thì thầm của biển
Đừng để trí tuệ nhân tạo AI thay thế “con người”
Xanh hóa nông thôn
Ngày mới ở Cón
Tài chính 11/11: Giá vàng dự báo tiếp tục giảm trong tuần mới
Nâng bước cho học sinh vùng biển tới trường
Bản tin Tài chính 10/11: Giá vàng ghi nhận tuần giảm “kỷ lục”, thị trường chao đảo