Chuyển hóa cơn giận, gắn kết yêu thương
Một điều thú vị là cuộc đời của Đức Đạt lai lạt ma luôn hướng tới việc tu dưỡng tình yêu thương và lòng từ ái, song bậc chân tu ấy lại có những bài truyền cảm hứng về việc ngăn ngừa cơn giận. Đúng hơn là dạy cho chúng ta về cách nhận diện cơn giận, chuyển hóa cơn giận thành hành động từ bi nhằm đem đến yêu thương hàn gắn thế giới. Cuốn sách được viết lại từ một buổi phỏng vấn Đức Đạt lai lạt ma của tác giả Noriyuki Ueda, một giảng viên, nhà nhân chủng học người Nhật.
Cuốn sách truyền đi thông điệp tích cực đó là: động lực sâu xa của cơn giận là lòng trắc ẩn, từ bi, nhưng cơn giận dữ ở đây được dùng như một phương tiện để hoàn thành mục đích của mình.
Theo quan sát của nhà nhân chủng học người Nhật, các đền chùa của Nhật Bản thường có vị hộ pháp Bất Động Minh Vương. Dù hộ pháp này có khuôn mặt phẫn nộ nhưng không thể hiện sự căm hận cũng như mong muốn làm hại các chúng sinh. Ngược lại, sự phẫn nộ này bắt nguồn từ việc quan tâm đến chúng sinh, mong muốn họ sửa chữa lỗi lầm, giống như một người cha mong muốn điều chỉnh hành vi sai quấy của trẻ.
Giận dữ ở một góc độ tích cực có thể mang đến nhiều năng lượng hơn, giúp chúng ta quyết tâm hơn, nhiều hành động nỗ lực hơn để điều chỉnh sự bất công trong xã hội. Để sử dụng cơn giận như một động lực thúc đẩy, chúng ta có nên chuyển hóa nó sang một trạng thái khác hoặc điều gì đó tích cực? Hay cứ để nó yên như vậy?
Câu trả lời là sự phụ thuộc vào trạng thái tâm của người đó - tức là động lực tạo ra hành động. Khi chúng ta hành động điều này được bắt nguồn từ một nguyên nhân bên trong đã tồn tại trước đó. Nếu chúng ta hành động mà động lực bên trong là sự căm hận với người khác thì thù hận đó được biểu lộ qua sự tức giận rồi dẫn đến những hành vi phá hoại. Đây là việc làm tiêu cực. Nếu chúng làm mọi thứ xuất phát từ lòng trắc ẩn vì người khác, được thúc đẩy bởi tình yêu thương và sự thấu cảm thì sự tự ái đó có thể biểu lộ qua giận dữ, bởi lúc này chúng ta đang quan tâm đến hạnh phúc và an nguy của người đó.
Xuyên suốt cuốn sách nhỏ ghi lại lời trao đổi của Đức Đạt lai lạt ma truy nguyên về cơn giận với rất nhiều tầng bậc ý nghĩa. Đơn thuần không chỉ là việc bật tắt công tắc cảm xúc mà nhận diện cơn giận với đầy đủ nội dung cung bậc, sắc thái, sâu xa hơn là có thể chuyển hóa nó từ trạng thái sinh học cảm xúc sang yếu tố xã hội. Giận không còn là sự giận hờn vu vơ, không chủ đích, hay bộc phát của cá nhân trước mọi vấn đề, tình huống mà tìm hiểu nó với tinh thần: “hiểu biết logic rằng tất cả hạnh phúc hay khổ đau đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể”. Cao hơn, Đức Đạt lai lạt ma còn muốn hướng tới tinh thần san sẻ và thấu hiểu: khi chia sẻ nỗi đau của người khác, con người cũng có cùng cảm xúc giận dữ và phẫn nộ. Vào khoảnh khắc đó, chính sự giận dữ thúc đẩy những cá nhân có thể tìm ra nguyên nhân đau khổ của thế giới và làm việc một cách chăm chỉ, tích cực hơn. Tinh thần thức tỉnh này được xây dựng trên nguyên lý: thấu hiểu mình, thấu hiểu người để cùng xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn.
Hãy cứ giận dữ đi - là một lời tỉnh thức nhẹ nhàng, uyên bác của bậc chân tu với tất cả mọi người. Giận dữ đừng tự co hẹp trong phạm vi cảm xúc bộc phát đơn thuần mà nên được nhận diện một cách đầy đủ hơn để chủ động nắm giữ, chuyển hóa thành hành động từ bi.
Đến đây mọi người mới vỡ lẽ: Vì sao trong câu chuyện của mình khi trao đổi với chuyên gia người Nhật Bản, Đức Đạt lai lạt ma có thể nói về việc giận dữ với thái độ điềm nhiên đến vậy. Với những người từng tiếp xúc với ông đều có cảm nhận: ở Đức Đạt lai lạt ma luôn toát ra một sự điềm tĩnh, bình thản đến ngạc nhiên nhưng cũng hoàn toàn tự nhiên. Đúng như Đức Đạt lai lạt ma từng tâm sự: Nói chung nếu một con người không bao giờ tỏ ra tức giận thì tôi nghĩ có điều gì đó không đúng. Não người ấy không bình thường cho lắm.
Giận dữ luôn là trạng thái bình thường của tất cả mọi người trên thế gian này. Song thấu hiểu nó, hướng dẫn nó đến mục tiêu của hàn gắn và kết nối nhằm xây dựng lòng từ bi và trắc ẩn lại là một cảnh giới khác. Cảnh giới ấy cần tri thức, sự rèn luyện và trên hết là cần có lòng yêu thương giữa con người.
Sách mỏng, chỉ tầm 100 trang với những đoạn ngắn diễn giải trao đổi giữa hai con người xuất chúng. Tôi đã đọc đi rồi đọc lại mà vẫn còn cảm thấy thật nhiều khoảng trống không lời. Đúng là, giận là một bản năng rất người, song để hiểu thấu triệt cơn giận ấy cần một thái độ nghiêm cẩn của một người rất chỉn chu, cẩn trọng. Đôi khi, ít lời đi một chút, kiệm lời đi một chút lại khiến cho tâm trí rộng mở thênh thang và thấu hiểu được nhiều hơn. Giờ thì tôi đã hiểu, vì sao, con người cần mở rộng tấm lòng một cách tự nhiên: hãy cứ giận đi, rồi tiếp đó để biết sống tốt đẹp hơn!
Nguyễn Hường (CTV)
{name} - {time}
-
2024-12-04 15:11:00
Bà hoàng tiểu thuyết ngôn tình - Nhà văn Quỳnh Dao qua đời
-
2024-12-04 14:10:00
Việt Nam có cơ hội quảng bá thương hiệu du lịch nông thôn ra với thế giới
-
2024-12-03 09:09:00
Băn khoăn từ các liên hoan, cuộc thi sân khấu truyền thống
Festival Hoa Đà Lạt 2024 khơi nguồn cảm xúc từ không gian nghệ thuật khác biệt
Phát hiện hệ thống kênh đào 4.000 năm tuổi của tổ tiên người Maya cổ đại
Một số từ ghép thường bị nhận lầm là từ láy
Phòng vé 2024 đạt doanh số kỷ lục, phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19
“Ánh sao người lính” tôn vinh sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam
Hoa hậu H’Hen Niê được vinh danh “Cá nhân vì cộng đồng” năm 2024
Tiết lộ bí mật đằng sau trang phục của G-Dragon tại MAMA 2024
Hãy kết bạn với chính tâm hồn mình
Quốc hội yêu cầu sớm ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí