(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 4/7, tại TP Sầm Sơn, Bộ TT&TT phối hợp với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị quốc tế về Đô thị thông minh và Chính phủ điện tử 2018. Đây là lần thứ 4 hội nghị được tổ chức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều giải pháp phát triển đô thị thông minh

Ngày 4/7, tại TP Sầm Sơn, Bộ TT&TT phối hợp với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị quốc tế về Đô thị thông minh và Chính phủ điện tử 2018. Đây là lần thứ 4 hội nghị được tổ chức.

Toàn cảnh Hội nghị quốc tế về Đô thị thông minh và Chính phủ điện tử 2018 tại Thanh Hóa.

Hội nghị có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm; Phó Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU Malcom Johnson; Tổng thư ký Liên minh các thành phố thông minh bền vững toàn cầu Kyong - Yul Lee, cùng gần 300 đại biểu quốc tế và Việt Nam.

Về phía tỉnh Thanh Hóa có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Văn Phát; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Anh Tuấn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, bài học của các nước, đề cao vai trò và trách nhiệm của ITU trong việc hỗ trợ phát triển đô thị thông minh. Thứ trưởng cũng thông tin về tình hình phát triển đô thị và định hướng các vấn đề ưu tiên trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam và đánh giá cao vai trò của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế trong việc xây dựng chỉ số đánh giá (KPI) và các nền tảng thiết yếu cho đô thị thông minh.

Phát biểu chào mừng tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn cho rằng, đây là diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học, các nhà quản lý và các chuyên gia CNTT trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận và thực tiễn, đưa ra những nhận định, đánh giá và khuyến nghị trong định hướng xây dựng, phát triển đô thị thông minh.

Xây dựng chính sách, thể chế xây dựng đô thị thông minh

Hội nghị quốc tế về Đô thị thông minh và Chính phủ điện tử 2018 đề cập tới nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chính sách, thể chế cho xây dựng đô thị thông minh. Đây là vấn đề được nhiều tỉnh, thành phố đang triển khai xây dựng đô thị thông minh đặc biệt quan tâm. Với sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, các đại biểu dự hội nghị đã được tiếp cận những thông tin về mục tiêu, phương thức tiếp cận cũng như những thách thức trong việc xây dựng chính sách phát triển đô thị thông minh.

Chia sẻ xu thế, chính sách đô thị thông minh tại Hàn Quốc, ông Heon- Jun Kim (Văn phòng dự án về quản trị của Liên hiệp quốc UNPOG) khuyến nghị, cần ưu tiên việc quản lý giao thông thông minh, cung cấp dịch vụ công dựa trên nhu cầu của người dân, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để nâng cao chất lượng các dịch vụ. Trong những khó khăn, thách thức mà ông Heon - Jun Kim đưa ra có khó khăn về tính hợp lý của các chính sách, đòi hỏi sự tham gia của các cấp chính quyền cũng như các đơn vị liên quan, đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội. Về thời gian, theo ông sẽ mất khoảng 10-20 năm để triển khai xây dựng một đô thị thông minh, chính vì vậy các địa phương cần xây dựng được một quy hoạch dài hạn.

Xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 2015 “đô thị thông minh” bắt đầu trở thành từ khóa được quan tâm nhiều. Đến năm 2017, cả nước có 813 đô thị trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP HCM), 19 đô thị loại I,23 đô thị loại II.

Theo ông Lê Duy Tiến, đại diện Bộ TT&TT cho biết xu hướng tại Việt Nam, các công ty, doanh nghiệp viễn thông đóng vai trò quan trọng trong xây dựng các đô thị thông minh. Từnăm 2016, đề án xây dựng đô thị thông minh đã được một số tỉnh hoàn thiện và triển khai. Song vấn đề bất cập đặt ra với quá trình xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam hiện nay đó chính là chất lượng đô thị, kết nối phát triển đô thị và biến đổi khí hậu...

Trong khuôn khổ hội nghị, nhiều nội dung quan trọng liên quan đến đô thị thông minh và chính phủ điện tử như: cách đánh giá mức độ thông minh và bền vững của đô thị, thiết kế và phát triển đô thị thông minh, vai trò của tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng kiến trúc và dịch vụ... cũng được các đại biểu phân tích, trao đổi và thảo luận.

Thanh Hóa đang tập trung triển khai đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển một số dịch vụ thành phố thông minh” với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, hướng tới xây dựng tỉnh thông minh phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]