(vhds.baothanhhoa.vn) - Phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng, vì tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn các đô thị chiếm tới hơn 70% GRDP toàn tỉnh. Đồng thời, khu vực đô thị thu hút đầu tư mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phân bố lại dân cư trên địa bàn tỉnh. Do vậy công tác quy hoạch, phát triển đô thị luôn được xem là một trong những giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội.

Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa theo hướng xanh, thông minh, sinh thái

Phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng, vì tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn các đô thị chiếm tới hơn 70% GRDP toàn tỉnh. Đồng thời, khu vực đô thị thu hút đầu tư mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phân bố lại dân cư trên địa bàn tỉnh. Do vậy công tác quy hoạch, phát triển đô thị luôn được xem là một trong những giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội.

Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa theo hướng xanh, thông minh, sinh tháiMột góc thị trấn Cành Nàng (Bá Thước).

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 10,5% và nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất cả nước. Đến nay, tỷ lệ đô thị tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 36,7%, gấp 3,5 lần so với năm 2010 và là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa ở mức khá, với hệ thống đô thị gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 30 thị trấn; ngoài ra, có 2 khu vực được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, 9 khu vực được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V... Phương án quy hoạch hệ thống đô thị tại Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 40% trở lên, đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 50% trở lên; hệ thống đô thị toàn tỉnh đến năm 2030 gồm 47 đô thị, trong đó, 1 thành phố là đô thị loại I, 2 thành phố là đô thị loại III, 4 thị xã là đô thị loại IV và 40 thị trấn.

Thực tế cho thấy, tỉnh Thanh Hóa có hệ thống các quy hoạch đô thị lớn và tương đối đầy đủ, với 34 quy hoạch chung đô thị hiện có, 30 quy hoạch chung đô thị mới, 51 quy hoạch phân khu đô thị được duyệt. Tuy nhiên, do tính kế thừa nên một số quy hoạch phần nào bị ảnh hưởng bởi phương pháp cũ, với một số hạn chế về việc thiếu tính hệ thống, tích hợp, tổng quát liên ngành; thiếu quy hoạch hành động, thiếu quan tâm đến kinh tế thị trường, tài chính đô thị, tiếp cận các nguồn lực. Cơ sở dữ liệu và dự báo phát triển chưa chính xác dẫn đến lãng phí quỹ đất, nhất là các quỹ đất sinh thái, tự nhiên và đất nông nghiệp, lãng phí nguồn lực đầu tư hạ tầng cơ sở.

Thực tế cho thấy, tỉnh Thanh Hóa có hệ thống các quy hoạch đô thị lớn và tương đối đầy đủ, với 34 quy hoạch chung đô thị hiện có, 30 quy hoạch chung đô thị mới, 51 quy hoạch phân khu đô thị được duyệt.

Bên cạnh đó, việc chưa hoàn thiện phủ kín các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cũng gây khó khăn cho việc quản lý và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại, như xảy ra tắc nghẽn giao thông, ngập lụt, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo các tiêu chí đô thị xanh, sinh thái, bền vững. Hạ tầng viễn thông thụ động chưa đáp ứng yêu cầu để xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số 4.0 và quá trình phát triển kinh tế số, môi trường số trong hệ thống đô thị... Tỉnh Thanh Hóa đã và đang lập các chương trình, kế hoạch để xây dựng thể chế phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, sinh thái, như ban hành khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa, lập “Đề án thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh”, triển khai thực hiện “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam, giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030”. Đồng thời, triển khai thực hiện “Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, triển khai thực hiện các đề án xây dựng đô thị thông minh tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn... Tuy nhiên, các nội dung trên mới triển khai ở những giai đoạn ban đầu, còn thiếu các quy định làm cơ sở pháp lý để thực hiện.

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết: Để phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa theo hướng xanh, thông minh, sinh thái cần bám sát quan điểm của Nghị quyết 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030 và quan điểm phát triển tại Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, nhìn nhận đô thị hóa là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, căn cứ phương án quy hoạch hệ thống đô thị và các phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa để rà soát; đồng thời, điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn sau năm 2030 làm cơ sở hoàn thiện các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thực hiện các đề án, dự án phát triển đô thị.

Tỉnh Thanh Hóa đã và đang lập các chương trình, kế hoạch để xây dựng thể chế phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, sinh thái, như ban hành khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa, lập “Đề án thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh”, triển khai thực hiện “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam, giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030”.

Đi đôi với đó là việc nhất quán quan điểm phát triển đô thị xanh, thông minh, sinh thái từ khâu tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Các quy hoạch phải bảo đảm hài hòa, hiệu quả kinh tế, sinh thái, tôn trọng địa hình cảnh quan tự nhiên, thân thiện môi trường; bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ sinh thái trong đô thị với nhiều không gian cây xanh, mặt nước, vành đai xanh và bảo đảm các khu vực chức năng thỏa mãn tiêu chí về chất lượng môi trường. Quan tâm bảo tồn và phát huy bản sắc đặc trưng của từng khu vực, phù hợp với kiến trúc bản địa và phong tục, tập quán của từng địa phương. Kết nối hài hòa giữa vùng lõi các đô thị với các vùng ven có địa hình, cảnh quan tự nhiên, các làng bản truyền thống, vừa tạo động lực thúc đẩy các khu vực vùng ven phát triển, vừa tạo bản sắc riêng cho các đô thị. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, hướng tới tiêu chí đô thị xanh, đô thị văn minh. Tận dụng tối đa các yếu tố xanh, tự nhiên và nhân tạo phục vụ hạ tầng đô thị một cách bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông, điện chiếu sáng, nâng cao tỷ lệ cây xanh trên người dân; ưu tiên ngầm hóa hệ thống điện, thông tin liên lạc; tăng cường công tác phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý chất thải rắn hiện đại để bảo vệ môi trường. Thúc đẩy phát triển hạ tầng số đồng bộ làm cơ sở phát triển đô thị theo hướng thông minh. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.

Bên cạnh đó là việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân về phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa, tham gia phát triển đô thị xanh thân thiện với môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường, thu hút các nhà tài trợ, các tổ chức, các nhà đầu tư xây dựng và phát triển công trình xanh, đô thị xanh. Quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, chất lượng cao phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, sinh thái. Phát huy sức mạnh của Nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định khi lập quy hoạch đô thị; đồng thời, công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị nhằm phát huy vai trò tham gia quản lý, giám sát của Nhân dân đối với phát triển đô thị. Hoàn thiện thể chế, chính sách, văn bản quy định về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo hướng xanh, thông minh, sinh thái, phù hợp với các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý và sự minh bạch trong các phương thức thực hiện, dễ dàng hợp tác, huy động, tạo nguồn vốn để phát triển đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm về quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, hạ tầng đô thị.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]